Bỏ ra số tiền hơn 9,5 tỷ đồng để xây dựng khu chợ nông thôn khang trang chỉ với một suy nghĩ rất giản đơn “Nếu ai cũng ngồi không thì làm sao đất nước mình, quê hương mình giàu đẹp được!” - đó là câu trả lời của anh Nguyễn Tuấn, thôn 1, xã Ia Krãi, huyện Ia Grai (Gia Lai).
Anh Tuấn chỉ có mong ước đơn giản là bà con có một chỗ buôn bán, giao thương sạch sẽ, thuận tiện và an toàn. Khu chợ có tên “Chợ nông thôn Ia Krãi” nằm sát tỉnh lộ 64 của trung tâm xã Ia Krăi, huyện biên giới Ia Grai.
Nguyễn Tuấn, sinh năm 1974, quê xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có đến 9 người con. Cơ duyên đưa anh đến và gắn bó với mảnh đất Gia Lai bắt đầu từ năm 1993, khi anh nhập ngũ vào Lữ đoàn Pháo binh 40 - Quân đoàn 3.
Sau hai năm quân ngũ, thấy đời sống ở vùng đất này dễ chịu hơn ở quê nhà nên anh đã đưa cả gia đình chuyển hẳn vào đây lập nghiệp. Cuộc sống của anh nơi vùng đất mới gặp rất nhiều khó khăn, không chút vốn liếng, không một miếng đất cắm dùi. Anh bắt đầu xây dựng cuộc sống từ những việc nhỏ nhặt nhất như sửa xe đạp, sửa xe máy, bán hàng tạp hoá, làm thuê, trồng càphê... khi có thêm chút vốn liếng anh mở cửa hàng bán xe máy nhỏ.
Cửa hàng xe máy anh mở nằm gần khu chợ tự phát, ngày ngày chứng kiến cảnh người dân họp chợ ngay bên vệ đường, gây cản trở giao thông, rất dễ xẩy ra tai nạn, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Thế là ý tưởng xây dựng một khu chợ cho bà con có chỗ buôn bán được an toàn hình thành trong đầu anh. Nghĩ là làm, anh đã đề xuất với huyện về dự án xây chợ vùng biên và nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Anh đã bàn với vợ dùng số tiền tích góp được lâu nay cộng với vay mượn của bạn bè để đầu tư xây dựng khu chợ này.
Toàn bộ số tiền tích góp được thay vì gửi ngân hàng lấy lãi theo cách nghĩ thông thường của nhiều người, anh vay mượn thêm bạn bè và thế chấp một số tài sản khác để vay ngân hàng lấy tiền đầu tư xây chợ. Có tiền cùng với nguyện vọng đã ấp ủ từ trước, anh thuê lại của xã diện tích hơn 1 ha đất trồng cây cà phê đã già cỗi của Nông trường cà phê 705 mà tỉnh đã thu hồi lại và tiến hành đầu tư xây dựng. Hiện nay, anh đã đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng (giai đoạn 1 của dự án) vào khu chợ này và đã hoàn thành đưa vào sử dụng với quy mô 1 gian trưng bày sản phẩm, 1 nhà lồng bán hàng tươi sống và 21 ki-ốt tọa lạc trên diện tích đến gần 10.000m2.
“Ban đầu mình chỉ dự kiến kinh phí cho dự án vào khoảng 6,8 tỷ đồng, nhưng với tốc độ trượt giá như hiện nay, nên kinh phí có thể “đội” lên đến hơn 9,5 tỷ đồng. Dù gặp phải nhiều khó khăn về vốn nhưng mình đã làm rồi thì phải làm cho đàng hoàng, đến nơi đến chốn” - Anh quyết tâm nói.
Khu chợ được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mang lại một bộ mặt mới cho vùng biên giới Ia Krãi, là nơi mua bán an toàn, sạch sẽ cho người dân. Bên cạnh đó, những người khi đăng ký vào chợ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như không phải dọn rửa, không đóng bất cứ khoản tiền nào kể cả phí và lệ phí chợ, được trông giữ hàng hóa và trông giữ xe miễn phí…, đặc biệt là những người thuê ki-ốt nằm ở mặt đường chỉ phải trả tiền thuê với mức từ 7-15 triệu đồng/năm. Thế nhưng, dù đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng đến nay vẫn thưa thớt các hộ kinh doanh vì khu chợ cũ vẫn chưa được dẹp bỏ.
“Khu chợ cũ nằm sát đường giao thông vẫn chưa được dẹp bỏ nên bà con vẫn buôn bán ở đó. Bên cạnh đó, nhiều hộ buôn bán dọc đường vẫn chưa đồng tình ủng hộ việc vào chợ với lý do đã quen chỗ, sợ vào chợ sẽ không bán được hàng nên hiện mới chỉ có khoảng hơn 10 hộ đồng ý vào buôn bán trong chợ. Hy vọng sắp tới, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp vận động bà con vào chợ buôn bán cho an toàn”- anh cho biết.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Kso Loan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ia Krãi cho biết sau khi biết được nguyện vọng đầu tư xây chợ của anh Tuấn, chính quyền địa phương đã hưởng ứng nhiệt tình, tạo mọi điều kiện để anh Tuấn đầu tư xây dựng. Việc đầu tư xây dựng khu chợ là việc làm rất thiết thực, đóng góp rất lớn vào tiến trình xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy, chính quyền sẽ làm mọi cách để bà con vào chợ vì khu chợ mới xây rất khang trang, sạch đẹp lại đảm bảo được vấn đề an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn. Về việc khu chợ cũ vẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự thì chúng tôi cùng với lực lượng công an xã, xã đội tổ chức các đợt kiểm tra, dẹp bỏ khu chợ cũ và vận động bà con nhân dân vào khu chợ mới xây dựng để buôn bán”./.
Anh Tuấn chỉ có mong ước đơn giản là bà con có một chỗ buôn bán, giao thương sạch sẽ, thuận tiện và an toàn. Khu chợ có tên “Chợ nông thôn Ia Krãi” nằm sát tỉnh lộ 64 của trung tâm xã Ia Krăi, huyện biên giới Ia Grai.
Nguyễn Tuấn, sinh năm 1974, quê xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có đến 9 người con. Cơ duyên đưa anh đến và gắn bó với mảnh đất Gia Lai bắt đầu từ năm 1993, khi anh nhập ngũ vào Lữ đoàn Pháo binh 40 - Quân đoàn 3.
Sau hai năm quân ngũ, thấy đời sống ở vùng đất này dễ chịu hơn ở quê nhà nên anh đã đưa cả gia đình chuyển hẳn vào đây lập nghiệp. Cuộc sống của anh nơi vùng đất mới gặp rất nhiều khó khăn, không chút vốn liếng, không một miếng đất cắm dùi. Anh bắt đầu xây dựng cuộc sống từ những việc nhỏ nhặt nhất như sửa xe đạp, sửa xe máy, bán hàng tạp hoá, làm thuê, trồng càphê... khi có thêm chút vốn liếng anh mở cửa hàng bán xe máy nhỏ.
Cửa hàng xe máy anh mở nằm gần khu chợ tự phát, ngày ngày chứng kiến cảnh người dân họp chợ ngay bên vệ đường, gây cản trở giao thông, rất dễ xẩy ra tai nạn, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn. Thế là ý tưởng xây dựng một khu chợ cho bà con có chỗ buôn bán được an toàn hình thành trong đầu anh. Nghĩ là làm, anh đã đề xuất với huyện về dự án xây chợ vùng biên và nhanh chóng nhận được sự đồng tình, ủng hộ. Anh đã bàn với vợ dùng số tiền tích góp được lâu nay cộng với vay mượn của bạn bè để đầu tư xây dựng khu chợ này.
Toàn bộ số tiền tích góp được thay vì gửi ngân hàng lấy lãi theo cách nghĩ thông thường của nhiều người, anh vay mượn thêm bạn bè và thế chấp một số tài sản khác để vay ngân hàng lấy tiền đầu tư xây chợ. Có tiền cùng với nguyện vọng đã ấp ủ từ trước, anh thuê lại của xã diện tích hơn 1 ha đất trồng cây cà phê đã già cỗi của Nông trường cà phê 705 mà tỉnh đã thu hồi lại và tiến hành đầu tư xây dựng. Hiện nay, anh đã đầu tư hơn 5,5 tỷ đồng (giai đoạn 1 của dự án) vào khu chợ này và đã hoàn thành đưa vào sử dụng với quy mô 1 gian trưng bày sản phẩm, 1 nhà lồng bán hàng tươi sống và 21 ki-ốt tọa lạc trên diện tích đến gần 10.000m2.
“Ban đầu mình chỉ dự kiến kinh phí cho dự án vào khoảng 6,8 tỷ đồng, nhưng với tốc độ trượt giá như hiện nay, nên kinh phí có thể “đội” lên đến hơn 9,5 tỷ đồng. Dù gặp phải nhiều khó khăn về vốn nhưng mình đã làm rồi thì phải làm cho đàng hoàng, đến nơi đến chốn” - Anh quyết tâm nói.
Khu chợ được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mang lại một bộ mặt mới cho vùng biên giới Ia Krãi, là nơi mua bán an toàn, sạch sẽ cho người dân. Bên cạnh đó, những người khi đăng ký vào chợ sẽ được hưởng nhiều ưu đãi như không phải dọn rửa, không đóng bất cứ khoản tiền nào kể cả phí và lệ phí chợ, được trông giữ hàng hóa và trông giữ xe miễn phí…, đặc biệt là những người thuê ki-ốt nằm ở mặt đường chỉ phải trả tiền thuê với mức từ 7-15 triệu đồng/năm. Thế nhưng, dù đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng đến nay vẫn thưa thớt các hộ kinh doanh vì khu chợ cũ vẫn chưa được dẹp bỏ.
“Khu chợ cũ nằm sát đường giao thông vẫn chưa được dẹp bỏ nên bà con vẫn buôn bán ở đó. Bên cạnh đó, nhiều hộ buôn bán dọc đường vẫn chưa đồng tình ủng hộ việc vào chợ với lý do đã quen chỗ, sợ vào chợ sẽ không bán được hàng nên hiện mới chỉ có khoảng hơn 10 hộ đồng ý vào buôn bán trong chợ. Hy vọng sắp tới, chính quyền địa phương sẽ có biện pháp vận động bà con vào chợ buôn bán cho an toàn”- anh cho biết.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Kso Loan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Ia Krãi cho biết sau khi biết được nguyện vọng đầu tư xây chợ của anh Tuấn, chính quyền địa phương đã hưởng ứng nhiệt tình, tạo mọi điều kiện để anh Tuấn đầu tư xây dựng. Việc đầu tư xây dựng khu chợ là việc làm rất thiết thực, đóng góp rất lớn vào tiến trình xây dựng Nông thôn mới. Vì vậy, chính quyền sẽ làm mọi cách để bà con vào chợ vì khu chợ mới xây rất khang trang, sạch đẹp lại đảm bảo được vấn đề an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn. Về việc khu chợ cũ vẫn hoạt động gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự thì chúng tôi cùng với lực lượng công an xã, xã đội tổ chức các đợt kiểm tra, dẹp bỏ khu chợ cũ và vận động bà con nhân dân vào khu chợ mới xây dựng để buôn bán”./.
Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)