Anh tổ chức kỷ niệm chiến thắng phátxít giữa dịch COVID-19

Anh là một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai với gần 500.000 quân nhân và dân thường thiệt mạng trong 6 năm chiến tranh.
Anh tổ chức kỷ niệm chiến thắng phátxít giữa dịch COVID-19 ảnh 1Binh lính Anh nhận được sự đón tiếp nồng hậu của người dân Paris (Pháp) khi tiến vào thành phố vừa được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN phát)

Cùng với Mỹ và nhiều nước Tây Âu, nước Anh chọn ngày 8/5 hàng năm là ngày kỷ niệm chiến thắng phátxít Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Tên gọi chính thức của ngày kỷ niệm này tại Anh là "Ngày Chiến thắng ở châu Âu," trong khi tại Nga và nhiều nước Đông Âu, ngày kỷ niệm mang tên “Ngày Chiến thắng” là ngày 9/5 - do thời điểm nước Đức Quốc xã ký văn bản đầu hàng chính thức trước đại diện Liên Xô và các nước Đồng Minh là vào hồi 22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945 theo giờ Berlin, tức 0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva.

Anh cũng là một trong những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai với gần 500.000 quân nhân và dân thường thiệt mạng trong 6 năm chiến tranh. Vì vậy, ngày 8/5 hằng năm với nước Anh luôn là ngày đặc biệt để tưởng nhớ những người đã khuất trong cuộc chiến đẫm máu đã làm thay đổi lịch sử nước Anh cũng như toàn thế giới.

Các hoạt động kỷ niệm ngày này tại Anh hằng năm luôn là những sự kiện mang tính chất lễ hội như tiệc đường phố, giao lưu cộng đồng và nghi thức tôn vinh các lực lượng vũ trang.

Từ cuối năm 2019, Chính phủ Anh đã chính thức quyết định lùi cả ngày nghỉ lễ truyền thống May Day (luôn là ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng 5) đến cuối tuần cho trùng với ngày 8/5/2020, để người dân có trọn vẹn 3 ngày kỷ niệm sự kiện trọng đại này, giống như dịp kỷ niệm 50 năm ngày Chiến thắng phátxít vào năm 1995.

Nhưng trong thực tế, công tác chuẩn bị cho kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phátxít tại Anh đã được triển khai từ cách đây vài năm đó, với một loạt các hoạt động mang tính chất lễ hội kêu gọi đông đảo công chúng thuộc mọi lứa tuổi tham gia nhằm tái hiện không khí ngất ngây chiến thắng khi hơn 1 triệu người Anh đã đổ ra đường trong ngày này năm 1945.

Theo kế hoạch ban đầu, hầu hết các sự kiện kỷ niệm chính sẽ diễn ra ở thủ đô London, trong đó phải kể đến cuộc diễu binh trên đại lộ The Mall trước Cung điện Buckingham, trong khi trên bầu trời sẽ là phi đội Mũi tên đỏ (Red Arrows) nổi tiếng của Không quân Hoàng gia tái hiện trận không chiến "Battle of Britain" nổi tiếng.

Một buổi lễ tưởng niệm đặc biệt tại Tu viện Westminster cũng đã được chuẩn bị để diễn ra ngay sau đó với sự có mặt của những cựu chiến binh Anh từng tham gia chiến đấu ngoài tiền tuyến, cũng như những người bảo vệ đất nước từ hậu phương, trong khi con cháu của họ cùng các thanh thiếu niên phải di tản vì chiến tranh thời đó được mời tham dự một loạt sự kiện kỷ niệm khác rải khắp thủ đô.

Công viên St James nổi tiếng cạnh Cung điện Buckingham dự kiến được đổi tên thành Công viên Chiến thắng, với những khu trưng bày và “thực cảnh” tái hiện đời sống của nước Anh trong chiến tranh.

Ngoài thủ đô London, lễ tưởng niệm và diễu binh cũng được lên kế hoạch chuẩn bị tại Cardiff - thủ phủ xứ Wales, trong khi tại Edinburgh -thủ phủ xứ Scotland - sẽ tổ chức diễu binh và hòa nhạc.

Nhưng được kỳ vọng thu hút đông người tham gia kỷ niệm nhất là những bữa tiệc đường phố tràn sang cả sáng hôm sau giống như 75 năm trước.

Hơn 20.000 quán rượu truyền thống của Anh trên cả nước Anh, cùng các câu lạc bộ ban đêm, rạp chiếu phim và tụ điểm giải trí khác đã nhận được hướng dẫn về việc cho phép mở cửa đến tận đầu giờ sáng hôm sau.

Người dân được khuyến khích ra phố tham gia nghi thức “nâng ly toàn quốc” vào lúc 3 giờ chiều, cùng thời điểm băng thu âm bài phát biểu tuyên bố chiến thắng của Thủ tướng Anh Winston Churchill năm 1945 được phát lại trên các phương tiện truyền thông.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19, trong đó nước Anh là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất châu Âu, đồng nghĩa với việc toàn bộ các hoạt động dự kiến nói trên đã bị hủy bỏ sau rất nhiều công sức và thời gian chuẩn bị.

Mặc dù vậy, trong ngày 8/5 năm nay, người dân và nước Anh vẫn có rất nhiều hoạt động kỷ niệm trọng thể và thiết thực để kỷ niệm sự kiện trọng đại này trong bối cảnh các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội vẫn chưa được dỡ bỏ.

[Nga quyết định hoãn lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng vì đại dịch COVID-19]

Dịp lễ kỷ niệm ngày chiến thắng phátxít tại Anh năm nay sẽ được bắt đầu bằng lễ mặc niệm 2 phút trên cả nước vào lúc 11 giờ sáng để tưởng nhớ sự hy sinh của những người đã ngã xuống trong chiến tranh.

Đến 3 giờ chiều, người dân Anh được kêu gọi ra ngoài cửa nâng ly, reo hò và vỗ tay thực hiện nghi thức “Nâng ly toàn quốc từ xa” để tôn vinh những “Người anh hùng của Chiến tranh Thế giới thứ Hai", giống như cách họ vẫn làm vào 8 giờ tối các Thứ Năm trong tuần thời gian vừa qua để tôn vinh lực lượng bác sỹ và nhân viên y tế đang chiến đấu với dịch COVID-19.

Các gia đình cũng được hướng dẫn và khuyến khích tổ chức tưởng niệm ngày này bằng cách treo cờ trước cửa, đặt tượng Tommy - tượng trưng cho người lính Anh - trên khung cửa sổ trước, tổ chức các bữa tiệc ngoài sân hoặc vườn trước nhà, trên lối đi của từng nhà.

Các “bữa tiệc ảo” cũng được tổ chức trên các ứng dụng Zoom, FaceTime hoặc Houseparty để các gia đình và bạn bè cùng tổ chức ngày trọng đại này.

Một chiến dịch trên mạng xã hội và phương tiện truyền thông cũng đã được phát động để các gia đình Anh chia sẻ những câu chuyện, ký ức, kỷ vật và hình ảnh những người thân đã trải qua cuộc chiến.

Đặc biệt, đến 9 giờ tối 8/5, cả nước Anh sẽ cùng lắng nghe bài phát biểu kỷ niệm chiến thắng của Nữ hoàng Elizabeth II, đúng vào thời điểm ngày này 75 trước, vua cha của bà là George IV đã phát biểu trước toàn dân.

Chính phủ Anh nhấn mạnh ngay cả khi dịch bệnh COVID-19 đang làm tê liệt hoặc đảo lộn hoàn toàn các hoạt động xã hội, việc kỷ niệm 75 năm ngày chiến thắng phátxít bằng mọi hình thức có thể vẫn là vô cùng quan trọng và cần được khuyến khích tổ chức với sự tham gia của càng nhiều người càng tốt. Bởi lẽ, đây là “thời khắc lịch sử” để toàn thể người dân Anh mọi lứa tuổi hòa cùng nhân loại yêu chuộng hòa bình tri ân và tôn vinh những người đã chiến đấu đánh bại chủ nghĩa phátxít, kết thúc một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử.

Với những cựu binh và người dân Anh từng trải qua những ngày tháng chiến tranh đẫm máu hơn 7 thập kỷ trước, họ đang tự xác định cho mình một nghĩa vụ là bằng tất cả những cách có thể phải làm sống lại những thời khắc đó trong ký ức tập thể của tất cả mọi người, đặc biệt là các thế hệ trẻ - để thảm kịch tương tự sẽ không bao giờ lặp lại./.

Nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô, không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của cuộc chiến tranh chống phátxít đối với cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bài học của chiến thắng phátxít đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong ảnh: Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô, không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của cuộc chiến tranh chống phátxít đối với cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bài học của chiến thắng phátxít đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong ảnh: Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
 Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố, ngày 20/8/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
 Người dân Moskva nhảy múa trong ngày mừng chiến thắng. Ngày kỷ niệm Chiến thắng phátxít 9/5 hằng năm là ngày tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, tri ân sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô, là dịp để nhắc nhở toàn thế giới rằng, không thể để cơn ác mộng phátxít quay trở lại một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Người dân Moskva nhảy múa trong ngày mừng chiến thắng. Ngày kỷ niệm Chiến thắng phátxít 9/5 hằng năm là ngày tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này, tri ân sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô, là dịp để nhắc nhở toàn thế giới rằng, không thể để cơn ác mộng phátxít quay trở lại một lần nữa. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phátxít cách đây 75 năm mãi mãi là một mốc son chói ngời trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện, tạo tiền đề quan trọng đưa thế giới sang thời kỳ phát triển mới. Trong ảnh: Cờ của quân đội Đức Quốc xã bị ném xuống chân tường thành Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva tại Lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phátxít cách đây 75 năm mãi mãi là một mốc son chói ngời trong lịch sử nhân loại. Thắng lợi này đã làm thay đổi cục diện, tạo tiền đề quan trọng đưa thế giới sang thời kỳ phát triển mới. Trong ảnh: Cờ của quân đội Đức Quốc xã bị ném xuống chân tường thành Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva tại Lễ duyệt binh chào mừng Ngày Chiến thắng, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 là ngày Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phátxít, là chiến thắng của phẩm giá và lương tri nhân loại tiến bộ toàn thế giới mà không ai được phép lãng quên. Trong ảnh: Những người lính Xô Viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức, ngày 24/6/1945, tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 là ngày Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phátxít, là chiến thắng của phẩm giá và lương tri nhân loại tiến bộ toàn thế giới mà không ai được phép lãng quên. Trong ảnh: Những người lính Xô Viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức, ngày 24/6/1945, tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky dẫn đầu đoàn binh sỹ trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky dẫn đầu đoàn binh sỹ trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, nhằm tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Nguyên soái Liên Xô Zhukov chào đón các chiến sỹ Hồng quân tham dự Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, nhằm tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Nguyên soái Liên Xô Zhukov chào đón các chiến sỹ Hồng quân tham dự Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva, ngày 24/6/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại nhà ga Belorussky ở Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại nhà ga Belorussky ở Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng của Liên Xô trước phátxít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Romania, Bulgaria, Nam Tư, Albania và một phần đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo. Trong ảnh: Ngày 27/1/1945, Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) - trại tập trung của Đức Quốc xã có hơn một triệu người đã bị giết - được Hồng quân Liên Xô giải phóng trong Chiến dịch Wisla-Oder. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ mùa hè năm 1944, sau khi giải phóng hoàn toàn Tổ quốc, quân đội Liên Xô tiến vào giải phóng Ba Lan, Romania, Bulgaria, Nam Tư, Albania và một phần đáng kế lãnh thổ Tiệp Khắc, Hungary và Áo. Trong ảnh: Ngày 27/1/1945, Trại tập trung Auschwitz (Ba Lan) - trại tập trung của Đức Quốc xã có hơn một triệu người đã bị giết - được Hồng quân Liên Xô giải phóng trong Chiến dịch Wisla-Oder. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Trong ảnh: Những người lính Hồng quân Liên Xô vui mừng chiến thắng tại Moskva. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
 Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 9/5/1945. Từ đó, ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva, ngày 9/5/1945. Từ đó, ngày 9/5 hằng năm trở thành Ngày Chiến thắng, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Prague (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Prague (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến dịch Prague diễn ra từ ngày 5-12/5/1945, là chiến dịch lớn cuối cùng của quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu sau khi Berlin thất thủ. Ngày 9/5, Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Prague (Tiệp Khắc), nhưng phải đến 12/5, quân Đức tại đây mới đầu hàng. Trong ảnh: Người dân Prague chào đón những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến dịch Prague diễn ra từ ngày 5-12/5/1945, là chiến dịch lớn cuối cùng của quân đội Liên Xô và các đồng minh tại châu Âu sau khi Berlin thất thủ. Ngày 9/5, Hồng quân Liên Xô tiến vào thủ đô Prague (Tiệp Khắc), nhưng phải đến 12/5, quân Đức tại đây mới đầu hàng. Trong ảnh: Người dân Prague chào đón những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong ảnh: Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngày 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trong ảnh: Các chiến sỹ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, ngày 9/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
 22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
22 giờ 43 phút ngày 8/5/1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 phút ngày 9/5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được uỷ nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Không khí ăn mừng của hàng vạn người Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp) vào ngày VE, 7/5/1945 khi Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Với sự giúp đỡ to lớn của các lực lượng kháng chiến, nước Pháp rồi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg và Italy lần lượt được giải phóng. Trong ảnh: Không khí ăn mừng của hàng vạn người Pháp ở Khải Hoàn Môn, Paris (Pháp) vào ngày VE, 7/5/1945 khi Đức tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trước quân Đồng minh. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Rạng sáng ngày 7/5/1945 (giờ GMT), tại Reims (Pháp), tướng Alfred Jodl đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của phát xít Đức trước các lực lượng Đồng minh tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Văn bản đầu hàng chính thức được ký vào ngày hôm sau tại Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Rạng sáng ngày 7/5/1945 (giờ GMT), tại Reims (Pháp), tướng Alfred Jodl đại diện quân đội Đức Quốc xã đã ký biên bản xác nhận sự đầu hàng sơ bộ của phát xít Đức trước các lực lượng Đồng minh tại mặt trận phía Tây và Bắc Ý. Văn bản đầu hàng chính thức được ký vào ngày hôm sau tại Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin mới giải phóng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin mới giải phóng, tháng 5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Màn ăn mừng chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước sảnh Nhà Quốc hội Đức sau khi giải phóng hoàn toàn Berlin, 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiều 30/4/1945, quân đội Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và đến ngày 2/5 làm chủ toàn bộ thành phố Berlin. Trong ảnh: Những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin vừa được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiều 30/4/1945, quân đội Liên Xô chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và đến ngày 2/5 làm chủ toàn bộ thành phố Berlin. Trong ảnh: Những chiến sỹ Hồng quân Liên Xô trên đường phố Berlin vừa được giải phóng. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trên mặt trận Xô-Đức, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt và bắt làm tù binh 607 sư đoàn với 10 triệu binh lính, chiếm 74,6% tổng thiệt hại của quân đội Đức. Trong ảnh: Quân Đức tại Berlin ra hàng Hồng quân Liên Xô, ngày 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Trên mặt trận Xô-Đức, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt và bắt làm tù binh 607 sư đoàn với 10 triệu binh lính, chiếm 74,6% tổng thiệt hại của quân đội Đức. Trong ảnh: Quân Đức tại Berlin ra hàng Hồng quân Liên Xô, ngày 2/5/1945. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức. Chiều 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và ngày 2/5 đã làm chủ toàn thành phố. Trong ảnh: Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức. Chiều 30/4, quân đội Liên Xô đã chiếm được trụ sở Quốc hội Đức và ngày 2/5 đã làm chủ toàn thành phố. Trong ảnh: Xe tăng của Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ ngày 16/4-2/5/1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Từ ngày 16/4-2/5/1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Ngày 16/4/1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phátxít Đức và đến chiều 30/4/1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. (Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN)
Chiến thắng phátxít đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, mở ra một thời kỳ mới hết sức hào hùng trong lịch sử dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chiến thắng phátxít đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, mở ra một thời kỳ mới hết sức hào hùng trong lịch sử dân tộc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục