Anh yêu cầu các ngân hàng chuẩn bị cho khoản nợ phát sinh do COVID-19

Nhiều ngân hàng đã bị chỉ trích vì hành động chậm trễ đối với việc xây dựng quỹ thanh toán nhỏ giọt đối với các khoản vay, khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn để có thể thoát nợ.
Anh yêu cầu các ngân hàng chuẩn bị cho khoản nợ phát sinh do COVID-19 ảnh 1Giám đốc Cơ quan Kiểm soát Tài chính Anh (FCA) Charles Randell. (Nguồn: wkzo.com)

Ngày 16/6, giới chức tài chính của Anh cho biết các ngân hàng tại nước này cần phải gấp rút chuẩn bị để đối mặt với tình trạng các doanh nghiệp không thể thanh toán những khoản vay mượn nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Hơn 800.000 doanh nghiệp tại Anh đã nhận các khoản vay có tổng trị giá khoảng 34 tỷ bảng (43 tỷ USD) theo cơ chế hỗ trợ của chính phủ nước này do các lệnh phong tỏa buộc nhiều công ty phải tạm ngừng kinh doanh.

Giám đốc Cơ quan Kiểm soát Tài chính Anh (FCA) Charles Randell cho biết một số khoản nợ tồn đọng sẽ khó được hoàn trả và sẽ cần được thanh toán nhanh để tránh tình trạng cản trở phục hồi.

Theo giám đốc Randall, những chủ nợ cần nhanh chóng mở rộng các cơ chế vay nợ, đồng thời đầu tư vào việc đào tạo và kiểm soát.

[Kinh tế Anh suy giảm với tốc độ kỷ lục do các biện pháp phong tỏa]

Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần có một hệ thống giải quyết tranh chấp phù hợp, và hiện FCA đang phối hợp cùng Dịch vụ tài chính thanh tra (FOA) và Dịch vụ giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp và ngân hàng (BBRS), nhằm đảm bảo đủ quỹ thanh toán các khoản nợ phát sinh.

Nhiều ngân hàng đã bị chỉ trích vì hành động chậm trễ đối với việc xây dựng quỹ thanh toán nhỏ giọt đối với các khoản vay, khiến các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn để có thể thoát nợ.

Giám đốc Randall nhấn mạnh không thể để tình trạng nói trên đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng năm 2008, khi cách xử lý khoản vay của một số doanh nghiệp nhỏ đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân và ảnh hưởng đến lòng tin vào các dịch vụ tài chính của Anh.

Theo ông, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với các thị trường đã làm tăng thêm những nghi vấn về giá trị thực của các sản phẩm có giá cao và được đầu tư mạo hiểm, bao gồm những sản phẩm được bán trong "các chuỗi phân phối dài và đắt đỏ", đồng thời cần có thêm những cuộc thảo luận về các khoản đầu tư mạo hiểm trong tương lai gần./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục