Ngày 8/6, Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức giới thiệu cuốn sách “Thành phố sinh thái–Eco2 Cities), đây là chương trình hỗ trợ các đô thị và trung tâm cấp vùng trong công tác quy hoạch, quản lý và đầu tư vào các hệ thống có tính bền vững cao tại các đô thị, bao gồm các hệ thống tích hợp, đa chức năng và có lợi lâu dài.
Nội dung cuốn sách đề cập tới phương pháp quy hoạch đô thị sáng tạo giúp tăng năng lực cạnh tranh kinh tế, bền vững môi trường và nâng cao mức sống.
Đô thị Eco2 dựa trên sự đồng bộ và phụ thuộc lẫn nhau giữa tính bền vững sinh thái và tính bền vững kinh tế cùng với khả năng hai đặc tính này củng cố và tăng cường cho nhau trong bối cảnh đô thị.
Các đô thị đổi mới như Curitiba (Bra-xin), Stockholm (Thụy Điển), Singapore, Yokohama (Nhật Bản)... đã chứng minh rằng nếu được hỗ trợ bởi một cách tiếp cận thích hợp có chiến lược, hoàn toàn có thể cải thiện hiểu quả sử dụng nguồn lực bằng cách tạo ra cùng một giá trị từ cơ sở tài nguyên nhỏ hơn nhiều và có thể tái tạo đồng thời giảm bớt những ô nhiễm có hại và sự lãng phí không cần thiết.
Sáng kiến Đô thị Eco2 của Ngân hàng thế giới là một diễn đàn rộng cung cấp những hỗ trợ thực tiễn có thể nhân rộng về phân tích và hoạt động để các thành phố ở các nước đang phát triển có thể hài hòa các lợi ích từ sự bền vững kinh tế và sinh thái.
Việc ra đời cuốn sách đánh dấu sự hoàn thành giai đoạn đầu tiên của sáng kiến trên, đó là xây dựng khung phân tích và hoạt động, đây là điểm khởi đầu và cần được tùy chỉnh theo bối cảnh cụ thể của từng thành phố.
Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Á. Dân số đô thị được ước tính sẽ tăng khoảng từ 28% hiện nay lên 38% năm 2015 và 50% vào năm 2025. Ước tính mỗi năm, các đô thị Việt Nam sẽ có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân, do đó dân số đô thị từ nay đến năm 2015 sẽ tăng gấp đôi, đạt đến con số 52 triệu người.
Sự gia tăng dân số đô thị sẽ đi kèm với gia tăng sử dụng đất đô thị, cũng như một số thay đổi về địa giới hành chính và quá trình phân cấp. Thêm vào đó, các cơ hội kinh tế tại các khu vực thành thị cũng thúc đẩy sự tăng trưởng dân số với dòng người di cư từ nông thôn ra.
Các chính quyền địa phương phải có tầm nhìn trùng khớp với các mục tiêu dài hạn, cũng như một chiến lược thích ứng để thực hiện. Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với chương trình Eco2 của Ngân hàng thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là hai thành phố đi đầu áp dụng cách tiếp cận thành phố sinh thái.
Ông Arish Dastur trưởng nhóm chương trình Thành phố sinh thái và là một trong những tác giả chính của cuốn sách cho rằng: “ Đô thị Việt Nam có nhịp độ kinh doanh năng động, thêm vào đó là cuộc sống muôn màu về văn hóa và xã hội. Chính tại đây cũng tồn tại các hệ thống sinh thái và tự nhiên rất có giá trị. Hy vọng rằng chương trình sẽ đóng góp vào quá trình phát triển, củng cố và tăng cường những đặc điểm đa dạng này tại các đô thị.”
Cũng tại hội thảo, Ngân hàng thế giới đã công bố báo cáo “Tăng trưởng xanh hòa nhập – Con đường hướng tới phát triển bền vững,” trong đó cho rằng Chính phủ cần đi theo tư duy xanh khi theo đuổi các chính sách tăng trưởng có thể đảm bảo tính hòa nhập, hiệu quả, phù hợp về khả năng kinh tế và trên hết là cần thiết để duy trì phát triển kinh tế trong những năm tới.
Báo cáo đã đưa ra một khung phân tích về các yếu tố như hệ thống khí hậu, đất và biển vào quy hoạch tăng trưởng kinh tế cần thiết để tiếp tục giảm nghèo đồng thời khẳng định sự hoang đường của những ý kiến thiển cận cho rằng tăng trưởng xanh là một cách tiếp cận tốn kém mà hầu hết các quốc gia khó có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện.
Thay vào đó, báo có chỉ ra những trở ngại chủ yếu đối với tăng trưởng xanh chính là các rào cản chính trị, những thói quen cố hữu và việc thiếu các công cụ tài chính thích hợp.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách về vấn đề Phát triển bền vững, Thế giới đã được được nhiều thành tựu thật sự đáng kể trong lĩnh vực y tế và phúc lợi xã hội kể từ sau Hội nghị thưởng đỉnh Trái đất năm 1992, tuy nhiên sự tiến bộ lại thường dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
“Do đó, các quyết định của ngày hôm nay sẽ là cam kết của các quốc gia đi theo các mô hình tăng trưởng bền vững hoặc thiết kế và quản lý theo cách phù hợp để có thể nâng cao mức sống đồng thời khai thác nguồn vốn tự nhiên, con người và tài chính một cách hiệu quả,” bà Rachel Kyte nhấn mạnh./.
Nội dung cuốn sách đề cập tới phương pháp quy hoạch đô thị sáng tạo giúp tăng năng lực cạnh tranh kinh tế, bền vững môi trường và nâng cao mức sống.
Đô thị Eco2 dựa trên sự đồng bộ và phụ thuộc lẫn nhau giữa tính bền vững sinh thái và tính bền vững kinh tế cùng với khả năng hai đặc tính này củng cố và tăng cường cho nhau trong bối cảnh đô thị.
Các đô thị đổi mới như Curitiba (Bra-xin), Stockholm (Thụy Điển), Singapore, Yokohama (Nhật Bản)... đã chứng minh rằng nếu được hỗ trợ bởi một cách tiếp cận thích hợp có chiến lược, hoàn toàn có thể cải thiện hiểu quả sử dụng nguồn lực bằng cách tạo ra cùng một giá trị từ cơ sở tài nguyên nhỏ hơn nhiều và có thể tái tạo đồng thời giảm bớt những ô nhiễm có hại và sự lãng phí không cần thiết.
Sáng kiến Đô thị Eco2 của Ngân hàng thế giới là một diễn đàn rộng cung cấp những hỗ trợ thực tiễn có thể nhân rộng về phân tích và hoạt động để các thành phố ở các nước đang phát triển có thể hài hòa các lợi ích từ sự bền vững kinh tế và sinh thái.
Việc ra đời cuốn sách đánh dấu sự hoàn thành giai đoạn đầu tiên của sáng kiến trên, đó là xây dựng khung phân tích và hoạt động, đây là điểm khởi đầu và cần được tùy chỉnh theo bối cảnh cụ thể của từng thành phố.
Theo Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh trong khu vực Đông Á. Dân số đô thị được ước tính sẽ tăng khoảng từ 28% hiện nay lên 38% năm 2015 và 50% vào năm 2025. Ước tính mỗi năm, các đô thị Việt Nam sẽ có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân, do đó dân số đô thị từ nay đến năm 2015 sẽ tăng gấp đôi, đạt đến con số 52 triệu người.
Sự gia tăng dân số đô thị sẽ đi kèm với gia tăng sử dụng đất đô thị, cũng như một số thay đổi về địa giới hành chính và quá trình phân cấp. Thêm vào đó, các cơ hội kinh tế tại các khu vực thành thị cũng thúc đẩy sự tăng trưởng dân số với dòng người di cư từ nông thôn ra.
Các chính quyền địa phương phải có tầm nhìn trùng khớp với các mục tiêu dài hạn, cũng như một chiến lược thích ứng để thực hiện. Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hợp tác với chương trình Eco2 của Ngân hàng thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là hai thành phố đi đầu áp dụng cách tiếp cận thành phố sinh thái.
Ông Arish Dastur trưởng nhóm chương trình Thành phố sinh thái và là một trong những tác giả chính của cuốn sách cho rằng: “ Đô thị Việt Nam có nhịp độ kinh doanh năng động, thêm vào đó là cuộc sống muôn màu về văn hóa và xã hội. Chính tại đây cũng tồn tại các hệ thống sinh thái và tự nhiên rất có giá trị. Hy vọng rằng chương trình sẽ đóng góp vào quá trình phát triển, củng cố và tăng cường những đặc điểm đa dạng này tại các đô thị.”
Cũng tại hội thảo, Ngân hàng thế giới đã công bố báo cáo “Tăng trưởng xanh hòa nhập – Con đường hướng tới phát triển bền vững,” trong đó cho rằng Chính phủ cần đi theo tư duy xanh khi theo đuổi các chính sách tăng trưởng có thể đảm bảo tính hòa nhập, hiệu quả, phù hợp về khả năng kinh tế và trên hết là cần thiết để duy trì phát triển kinh tế trong những năm tới.
Báo cáo đã đưa ra một khung phân tích về các yếu tố như hệ thống khí hậu, đất và biển vào quy hoạch tăng trưởng kinh tế cần thiết để tiếp tục giảm nghèo đồng thời khẳng định sự hoang đường của những ý kiến thiển cận cho rằng tăng trưởng xanh là một cách tiếp cận tốn kém mà hầu hết các quốc gia khó có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện.
Thay vào đó, báo có chỉ ra những trở ngại chủ yếu đối với tăng trưởng xanh chính là các rào cản chính trị, những thói quen cố hữu và việc thiếu các công cụ tài chính thích hợp.
Theo bà Rachel Kyte, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách về vấn đề Phát triển bền vững, Thế giới đã được được nhiều thành tựu thật sự đáng kể trong lĩnh vực y tế và phúc lợi xã hội kể từ sau Hội nghị thưởng đỉnh Trái đất năm 1992, tuy nhiên sự tiến bộ lại thường dẫn tới tình trạng suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên.
“Do đó, các quyết định của ngày hôm nay sẽ là cam kết của các quốc gia đi theo các mô hình tăng trưởng bền vững hoặc thiết kế và quản lý theo cách phù hợp để có thể nâng cao mức sống đồng thời khai thác nguồn vốn tự nhiên, con người và tài chính một cách hiệu quả,” bà Rachel Kyte nhấn mạnh./.
Linh Chi (Vietnam+)