Công ty Oilfox S.A của Argentina vừa khánh thành nhà máy sản xuất diesel sinh học từ tảo đầu tiên tại khu vực Mỹ Latinh, với mục tiêu thay thế dần cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học từ dầu đậu tương.
Chủ tịch Oilfox S.A Jorge Kaloustian đánh giá diesel sinh học chiết xuất từ tảo được coi như một sự lựa chọn hiệu quả để thay thế việc sản xuất từ dầu đậu tương và các loại dầu thực vật khác bởi vì không cần sử dụng đất nông nghiệp và tính năng khử đioxít cácbon thải ra từ các nhà máy công nghiệp.
Tảo được trồng tại bồn chứa trong các nhà kính sản xuất ra một chất dầu xanh trong quá trình hấp thụ ánh sáng để tạo ra hydrocarbon và tăng trưởng rất nhanh trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa, tảo có thể phát triển được trong các môi trường khác nhau như nước mặn hay nước bị ô nhiễm.
Jonh Williams, phát ngôn viên của tổ chức tảo biển BioMass, cho biết nếu tính trên 1ha gieo trồng thì từ tảo biển có thể sản xuất ra lượng diesel sinh học lớn gấp 10 lần so với đậu tương.
Sản xuất diesel sinh học từ tảo biển có giá thành rất phù hợp, điều này khiến cho rất nhiều công ty trên thế giới đang lên kế hoạch phát triển loại nhiên liệu tái sinh này.
Ông Kaloustian thông báo Oilfox đã ký một thỏa thuận với công ty năng lượng hàng đầu Argentina là YPF để sản xuất 50.000 tấn diesel sinh học/năm.
Theo luật của Argentina, đến cuối năm nay, tất cả các công ty xăng dầu phải pha 10% diesel sinh học trong nhiên liệu./.
Chủ tịch Oilfox S.A Jorge Kaloustian đánh giá diesel sinh học chiết xuất từ tảo được coi như một sự lựa chọn hiệu quả để thay thế việc sản xuất từ dầu đậu tương và các loại dầu thực vật khác bởi vì không cần sử dụng đất nông nghiệp và tính năng khử đioxít cácbon thải ra từ các nhà máy công nghiệp.
Tảo được trồng tại bồn chứa trong các nhà kính sản xuất ra một chất dầu xanh trong quá trình hấp thụ ánh sáng để tạo ra hydrocarbon và tăng trưởng rất nhanh trong thời gian ngắn. Hơn thế nữa, tảo có thể phát triển được trong các môi trường khác nhau như nước mặn hay nước bị ô nhiễm.
Jonh Williams, phát ngôn viên của tổ chức tảo biển BioMass, cho biết nếu tính trên 1ha gieo trồng thì từ tảo biển có thể sản xuất ra lượng diesel sinh học lớn gấp 10 lần so với đậu tương.
Sản xuất diesel sinh học từ tảo biển có giá thành rất phù hợp, điều này khiến cho rất nhiều công ty trên thế giới đang lên kế hoạch phát triển loại nhiên liệu tái sinh này.
Ông Kaloustian thông báo Oilfox đã ký một thỏa thuận với công ty năng lượng hàng đầu Argentina là YPF để sản xuất 50.000 tấn diesel sinh học/năm.
Theo luật của Argentina, đến cuối năm nay, tất cả các công ty xăng dầu phải pha 10% diesel sinh học trong nhiên liệu./.
Việt Hùng/Buenos Aires (Vietnam+)