Ủy ban bầu cử trung ương Armenia (CEC) ngày 13/5 đã công bố kết quả cuối cùng cuộc bầu cử quốc hội nước này khóa năm, diễn ra hôm 6/5.
Chính đảng giành được số ghế cao nhất trong Quốc hội 131 ghế là đảng Cộng hòa của Tổng thống Serzh Sarkisian, với tổng cộng 69 ghế.
Tiếp theo là đối tác liên minh của đảng này, đảng Armenia Thịnh vượng trung hữu do doanh nhân Gagik Tsarukyan đứng đầu, được 37 ghế và Liên minh đối lập cấp tiến mang tên Đại hội dân tộc Armenia về thứ ba với bảy ghế.
[Bầu cử Armenia: Đảng Cộng hòa hướng tới thắng lợi]
Còn ba chính đảng khác cũng vượt qua ngưỡng tối thiểu cần thiết (5% số phiếu bầu đối với mỗi đảng và 7% số phiếu bầu đối với mỗi liên minh các đảng) và giành được quyền có đại diện trong quốc hội.
Theo kế hoạch, phiên họp đầu tiên của Quốc hội Armenia khóa năm sẽ diễn ra ngày 31/5 tới.
Armenia là quốc gia nằm trong khu vực đang nổi lên như là một tuyến đường quan trọng vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ Biển Caspian tới các thị trường khát năng lượng trên thế giới.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước này hiện vẫn khó khăn do bị hủy hoại bởi cuộc xung đột với quốc gia láng giềng Azerbaijian liên quan tới khu vực Nagorno-Karabakh, và bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009./.
Chính đảng giành được số ghế cao nhất trong Quốc hội 131 ghế là đảng Cộng hòa của Tổng thống Serzh Sarkisian, với tổng cộng 69 ghế.
Tiếp theo là đối tác liên minh của đảng này, đảng Armenia Thịnh vượng trung hữu do doanh nhân Gagik Tsarukyan đứng đầu, được 37 ghế và Liên minh đối lập cấp tiến mang tên Đại hội dân tộc Armenia về thứ ba với bảy ghế.
[Bầu cử Armenia: Đảng Cộng hòa hướng tới thắng lợi]
Còn ba chính đảng khác cũng vượt qua ngưỡng tối thiểu cần thiết (5% số phiếu bầu đối với mỗi đảng và 7% số phiếu bầu đối với mỗi liên minh các đảng) và giành được quyền có đại diện trong quốc hội.
Theo kế hoạch, phiên họp đầu tiên của Quốc hội Armenia khóa năm sẽ diễn ra ngày 31/5 tới.
Armenia là quốc gia nằm trong khu vực đang nổi lên như là một tuyến đường quan trọng vận chuyển dầu mỏ và khí đốt từ Biển Caspian tới các thị trường khát năng lượng trên thế giới.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước này hiện vẫn khó khăn do bị hủy hoại bởi cuộc xung đột với quốc gia láng giềng Azerbaijian liên quan tới khu vực Nagorno-Karabakh, và bị tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009./.
(TTXVN)