Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan ngày 25/3 tuyên bố nước này sẵn sàng dàn xếp quan hệ ngoại giao bình thường với nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, mở cửa biên giới giữa hai nước và thúc đẩy các quan hệ kinh tế song phương.
Ông Sargsyan nhấn mạnh Armenia sẽ nỗ lực hết sức để khôi phục lòng tin giữa các dân tộc Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Sargsyan, với việc ký các nghị định về thiết lập quan hệ ngoại giao và về nguyên tắc các cuộc tiếp xúc giữa hai nước đã tạo nên cơ hội lịch sử để đưa mối quan hệ song phương sang trang mới.
Ông khẳng định xu hướng đối thoại và hợp tác giữa nhân dân hai nước là không thể đảo ngược, cho dù đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia bị chia rẽ xung quanh vụ sát hại người Armenia trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế chế Ottoman.
Tháng 10/2009, hai bên đã ký hai nghị định lịch sử về quan hệ ngoại giao và mở lại biên giới chung. Các văn bản này đang chờ sự phê chuẩn của Quốc hội hai nước.
Mặc dù vậy, vụ thảm sát người Armenia cho tới nay vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Phía Armenia cho rằng đã có hơn 1,5 triệu người nước này chết vì bị thảm sát hay bị lưu đày trong giai đoạn 1915-1917 và khẳng định đây là tội ác diệt chủng.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối từ "diệt chủng," cho rằng chỉ có 300.000 đến 500.000 người Armenia bị giết hại, trong khi nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cũng bỏ mạng do cuộc xung đột và những rối loạn chính trị trước khi đế chế Ottoman sụp đổ và nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời năm 1923./.
Ông Sargsyan nhấn mạnh Armenia sẽ nỗ lực hết sức để khôi phục lòng tin giữa các dân tộc Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo ông Sargsyan, với việc ký các nghị định về thiết lập quan hệ ngoại giao và về nguyên tắc các cuộc tiếp xúc giữa hai nước đã tạo nên cơ hội lịch sử để đưa mối quan hệ song phương sang trang mới.
Ông khẳng định xu hướng đối thoại và hợp tác giữa nhân dân hai nước là không thể đảo ngược, cho dù đây mới chỉ là bước khởi đầu.
Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia bị chia rẽ xung quanh vụ sát hại người Armenia trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dưới thời đế chế Ottoman.
Tháng 10/2009, hai bên đã ký hai nghị định lịch sử về quan hệ ngoại giao và mở lại biên giới chung. Các văn bản này đang chờ sự phê chuẩn của Quốc hội hai nước.
Mặc dù vậy, vụ thảm sát người Armenia cho tới nay vẫn tiếp tục là chủ đề tranh cãi giữa hai nước.
Phía Armenia cho rằng đã có hơn 1,5 triệu người nước này chết vì bị thảm sát hay bị lưu đày trong giai đoạn 1915-1917 và khẳng định đây là tội ác diệt chủng.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối từ "diệt chủng," cho rằng chỉ có 300.000 đến 500.000 người Armenia bị giết hại, trong khi nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ cũng bỏ mạng do cuộc xung đột và những rối loạn chính trị trước khi đế chế Ottoman sụp đổ và nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại ra đời năm 1923./.
(TTXVN/Vietnam+)