Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 với chủ đề "Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các quốc gia toàn cầu" vừa khép lại tại Bali (Indonesia), các nhà lãnh đạo khu vực đã tập trung thảo luận một loạt chương trình nghị sự, trong đó có chủ đề thúc đẩy Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và đang đối mặt với nhiều rủi ro, giới phân tích cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đứng trước không ít thách thức trong việc giữ vững tăng trưởng và thúc đẩy hội nhập kinh tế đầy đủ như mục tiêu đề ra.
Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một trong ba trụ cột then chốt. Tính đến cuối tháng 7/2011, các nước ASEAN đã hoàn tất 73,4% nội dung của lộ trình Cộng đồng kinh tế ASEAN; các thành viên ASEAN đã đạt được tiến bộ nổi bật về xóa bỏ hàng rào đầu tư thương mại.
Tính đến cuối năm 2010, các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã thực hiện cắt giảm 99,11% mức thuế quan; các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam giảm thuế quan từ 98,86% xuống dưới 5%. Năm 2010, thương mại hàng hóa ASEAN tăng 32,9%, lên 2.040 tỷ USD.
Tuy nhiên, giữa lúc nền kinh tế thế giới đang có xu hướng đi xuống, với một loạt thách thức lớn như nợ công, thâm hụt ngân sách, thất nghiệp và lạm phát, giới phân tích cho rằng ASEAN cần phải hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại và tài chính.
Tại một hội thảo quốc tế gần đây ở Jakarta về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Giáo sư Anwar Nasution, thuộc trường Đại học Indonesia, nêu rõ tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007/2008 đối với các nền kinh tế Đông Á, trong đó có ASEAN, cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường hội nhập khu vực chặt chẽ hơn trong thương mại và tạo ra một cơ sở tài chính khu vực nhằm ngăn chặn và đối phó với những bất ổn trên thị trường tài chính.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN mới đây đã dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực sẽ chậm lại trong năm 2011, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và kế hoạch cắt giảm chi tiêu ở Mỹ. Tuyên bố được đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 43 tại Manado (Indonesia) cho hay, kinh tế ASEAN đã tăng trưởng 7,5% năm 2010, song dự kiến mức tăng trưởng năm nay có thể giảm xuống dưới 6%, do những tác động từ bên ngoài, như khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các vấn đề tài chính tại một số nước phát triển, giá lương thực và hàng hóa tăng cao, cùng với những căng thẳng gia tăng trên các thị trường tài chính thế giới. Tuyên bố kêu gọi ASEAN cần nâng cao sức cạnh tranh của khối thông qua việc hội nhập sâu rộng hơn giữa các nền kinh tế.
Trong khi đó, chuyên gia Heru Prama Yuda của Trường Đại học Gadjah Mada (Indonesia) hồi tháng 8/2011 lưu ý rằng thời gian và thời điểm để ASEAN thực sự hội nhập vẫn còn xa và các nước thành viên cần phải có sự chuẩn bị về mọi mặt cho thực tế này. Theo ông Yuda, ASEAN không nên bỏ qua trường hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi kinh tế Hy Lạp vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện sau khi nhận được nhiều tỷ euro cứu trợ từ các nhà cho vay quốc tế, Italy có thể sẽ là quân cờ "đôminô" tiếp theo đổ sụp. ASEAN đang hướng tới mục tiêu nâng mức độ hội nhập vào năm 2015, dựa trên ba trụ cột là an ninh, văn hóa và kinh tế. Nhưng về kinh tế, các nước thành viên ASEAN rất đa dạng theo nghĩa mỗi nước được thưởng thức ra sao "chiếc bánh khu vực," và trong khi Singapore và Brunei có thu nhập bình quân đầu người hàng năm lần lượt là 62.100 USD và 51.600 USD, thì Lào chỉ có 986 USD.
Ngoài ra, nếu tính đến sự đồng nhất của các nền kinh tế khu vực với phần lớn được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiêu dùng trong nước, các nước láng giềng lại trở thành đối thủ cạnh tranh hơn là các đối tác tìm kiếm sự bổ sung cho nhau.
Thương mại nội khối ASEAN có thể được thúc đẩy bằng cách theo đuổi tự do hóa thương mại, với cơ sở là Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), và FTA với một loạt đối tác thương mại lớn, chẳng hạn như Trung Quốc theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). ACFTA có hiệu lực ngày 20/7/ 2005 và đã được thực hiện đầy đủ vào năm 2010. Nó thay thế các rào cản phi thuế quan với thuế quan và đồng thời giảm thuế nhập khẩu. ACFTA cung cấp một loạt các lợi ích, song nó cũng tạo ra vấn đề cho các nước ASEAN bởi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.
Một thách thức nữa đối triển vọng tăng trưởng của ASEAN là thiên tai. Lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia... trong thời gian đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đặc biệt, lũ lụt và mưa lớn đã buộc hàng nghìn nhà máy ở Thái Lan phải đóng cửa, gây nên tình trạng gián đoạn chuỗi và khiến hơn nửa triệu lao động tạm thời mất việc, gây tổn thất nhiều tỷ USD.
Theo số liệu chính thức vừa công bố, kinh tế Thái Lan dù vẫn tăng trưởng khá (3,5%) trong quý III/2011 nhờ xuất khẩu mạnh hơn, song lũ lụt đã khiến chính phủ nước này hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2011 xuống còn 1,5%, từ mức dự đoán 3,5-4% được đưa ra trước đó. Trước đó, các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là ASEAN vốn có quan hệ thương mại chặt chẽ với Nhật Bản, cũng bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung do thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011 tại Đông Bắc Nhật Bản./.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại và đang đối mặt với nhiều rủi ro, giới phân tích cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đứng trước không ít thách thức trong việc giữ vững tăng trưởng và thúc đẩy hội nhập kinh tế đầy đủ như mục tiêu đề ra.
Các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định quyết tâm triển khai hiệu quả Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một trong ba trụ cột then chốt. Tính đến cuối tháng 7/2011, các nước ASEAN đã hoàn tất 73,4% nội dung của lộ trình Cộng đồng kinh tế ASEAN; các thành viên ASEAN đã đạt được tiến bộ nổi bật về xóa bỏ hàng rào đầu tư thương mại.
Tính đến cuối năm 2010, các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã thực hiện cắt giảm 99,11% mức thuế quan; các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam giảm thuế quan từ 98,86% xuống dưới 5%. Năm 2010, thương mại hàng hóa ASEAN tăng 32,9%, lên 2.040 tỷ USD.
Tuy nhiên, giữa lúc nền kinh tế thế giới đang có xu hướng đi xuống, với một loạt thách thức lớn như nợ công, thâm hụt ngân sách, thất nghiệp và lạm phát, giới phân tích cho rằng ASEAN cần phải hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại và tài chính.
Tại một hội thảo quốc tế gần đây ở Jakarta về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, Giáo sư Anwar Nasution, thuộc trường Đại học Indonesia, nêu rõ tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007/2008 đối với các nền kinh tế Đông Á, trong đó có ASEAN, cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường hội nhập khu vực chặt chẽ hơn trong thương mại và tạo ra một cơ sở tài chính khu vực nhằm ngăn chặn và đối phó với những bất ổn trên thị trường tài chính.
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN mới đây đã dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực sẽ chậm lại trong năm 2011, do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và kế hoạch cắt giảm chi tiêu ở Mỹ. Tuyên bố được đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 43 tại Manado (Indonesia) cho hay, kinh tế ASEAN đã tăng trưởng 7,5% năm 2010, song dự kiến mức tăng trưởng năm nay có thể giảm xuống dưới 6%, do những tác động từ bên ngoài, như khủng hoảng nợ công ở châu Âu, các vấn đề tài chính tại một số nước phát triển, giá lương thực và hàng hóa tăng cao, cùng với những căng thẳng gia tăng trên các thị trường tài chính thế giới. Tuyên bố kêu gọi ASEAN cần nâng cao sức cạnh tranh của khối thông qua việc hội nhập sâu rộng hơn giữa các nền kinh tế.
Trong khi đó, chuyên gia Heru Prama Yuda của Trường Đại học Gadjah Mada (Indonesia) hồi tháng 8/2011 lưu ý rằng thời gian và thời điểm để ASEAN thực sự hội nhập vẫn còn xa và các nước thành viên cần phải có sự chuẩn bị về mọi mặt cho thực tế này. Theo ông Yuda, ASEAN không nên bỏ qua trường hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi kinh tế Hy Lạp vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện sau khi nhận được nhiều tỷ euro cứu trợ từ các nhà cho vay quốc tế, Italy có thể sẽ là quân cờ "đôminô" tiếp theo đổ sụp. ASEAN đang hướng tới mục tiêu nâng mức độ hội nhập vào năm 2015, dựa trên ba trụ cột là an ninh, văn hóa và kinh tế. Nhưng về kinh tế, các nước thành viên ASEAN rất đa dạng theo nghĩa mỗi nước được thưởng thức ra sao "chiếc bánh khu vực," và trong khi Singapore và Brunei có thu nhập bình quân đầu người hàng năm lần lượt là 62.100 USD và 51.600 USD, thì Lào chỉ có 986 USD.
Ngoài ra, nếu tính đến sự đồng nhất của các nền kinh tế khu vực với phần lớn được thúc đẩy bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tiêu dùng trong nước, các nước láng giềng lại trở thành đối thủ cạnh tranh hơn là các đối tác tìm kiếm sự bổ sung cho nhau.
Thương mại nội khối ASEAN có thể được thúc đẩy bằng cách theo đuổi tự do hóa thương mại, với cơ sở là Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), và FTA với một loạt đối tác thương mại lớn, chẳng hạn như Trung Quốc theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). ACFTA có hiệu lực ngày 20/7/ 2005 và đã được thực hiện đầy đủ vào năm 2010. Nó thay thế các rào cản phi thuế quan với thuế quan và đồng thời giảm thuế nhập khẩu. ACFTA cung cấp một loạt các lợi ích, song nó cũng tạo ra vấn đề cho các nước ASEAN bởi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.
Một thách thức nữa đối triển vọng tăng trưởng của ASEAN là thiên tai. Lũ lụt nghiêm trọng ở nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia... trong thời gian đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Đặc biệt, lũ lụt và mưa lớn đã buộc hàng nghìn nhà máy ở Thái Lan phải đóng cửa, gây nên tình trạng gián đoạn chuỗi và khiến hơn nửa triệu lao động tạm thời mất việc, gây tổn thất nhiều tỷ USD.
Theo số liệu chính thức vừa công bố, kinh tế Thái Lan dù vẫn tăng trưởng khá (3,5%) trong quý III/2011 nhờ xuất khẩu mạnh hơn, song lũ lụt đã khiến chính phủ nước này hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2011 xuống còn 1,5%, từ mức dự đoán 3,5-4% được đưa ra trước đó. Trước đó, các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là ASEAN vốn có quan hệ thương mại chặt chẽ với Nhật Bản, cũng bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung do thảm họa động đất-sóng thần hồi tháng 3/2011 tại Đông Bắc Nhật Bản./.
(TTXVN/Vietnam+)