Hội chợ sách lớn nhất thế giới vừa diễn ra tại thành phố Frankfurt (Đức) là nơi chứng kiến sự ra đời của một số cuốn sách lớn, nhưng vẫn chưa có cuốn sách nào vượt qua được bộ Atlas (sách bản đồ) của Australia với kích thước 2mx3m.
Cuốn sách trên do nhà xuất bản Australia Gordon Cheers thực hiện, dày 128 trang và được chào bán với giá 100.000 AUD.
Cuốn sách này đã phá kỷ lục của cuốn sách Klencke Atlas, được xuất bản vào năm 1660 để dâng tặng Vua Charles II của Anh.
Tại buổi trình làng cuốn Atlas này, ban tổ chức hội chợ đã phải mất tới ba tiếng để đưa cuốn sách vào đúng vị trí cho mọi người chiêm ngưỡng và người đọc phải cố hết sức mới có thể lật được một trang của cuốn sách này.
Cuốn Atlas của Cheers đã tạo ra sự tương phản rõ nét trong hội chợ sách Frankfurt năm nay, vốn tôn vinh những cuốn sách điện tử thông minh. Mục đích của những người làm ra cuốn sách này nhằm tạo ra một di sản cho hậu thế bởi vì trong thời đại ngày nay mọi thứ đều được số hóa.
Được biết, nhà xuất bản Cheers đã mất khoảng một tháng để sản xuất cuốn sách khổng lồ nói trên và chỉ giới hạn in 31 bản. Cuốn sách trên chứa bản đồ của tất cả các lục địa, cũng như hình ảnh sắc nét về các địa điểm nổi tiếng được ghép khéo léo từ 1.000 bức ảnh do các cá nhân chụp.
Giám đốc nhà xuất bản, ông Gordon Cheers cho biết đã bán được hai cuốn Atlas này cho các viện bảo tàng của Các tiểu vương qua Arập thống nhất (UAE) và tự tin sẽ bán hết số sách còn lại.
Cheers cho biết ông đã làm việc với hai nhà xuất bản lớn của Anh là Penguin và Random House, nhưng không hãng nào hứng thú với dự án của ông. Do đó ông đã phải tự thành lập công ty của riêng minh.
Cheers thừa nhận sẽ không có ai xuất bản những cuốn sách có kích thước như cuốn Atlas nói trên và nhóm của ông cũng khá mạo hiểm khi thực hiện ý tưởng này./.
Cuốn sách trên do nhà xuất bản Australia Gordon Cheers thực hiện, dày 128 trang và được chào bán với giá 100.000 AUD.
Cuốn sách này đã phá kỷ lục của cuốn sách Klencke Atlas, được xuất bản vào năm 1660 để dâng tặng Vua Charles II của Anh.
Tại buổi trình làng cuốn Atlas này, ban tổ chức hội chợ đã phải mất tới ba tiếng để đưa cuốn sách vào đúng vị trí cho mọi người chiêm ngưỡng và người đọc phải cố hết sức mới có thể lật được một trang của cuốn sách này.
Cuốn Atlas của Cheers đã tạo ra sự tương phản rõ nét trong hội chợ sách Frankfurt năm nay, vốn tôn vinh những cuốn sách điện tử thông minh. Mục đích của những người làm ra cuốn sách này nhằm tạo ra một di sản cho hậu thế bởi vì trong thời đại ngày nay mọi thứ đều được số hóa.
Được biết, nhà xuất bản Cheers đã mất khoảng một tháng để sản xuất cuốn sách khổng lồ nói trên và chỉ giới hạn in 31 bản. Cuốn sách trên chứa bản đồ của tất cả các lục địa, cũng như hình ảnh sắc nét về các địa điểm nổi tiếng được ghép khéo léo từ 1.000 bức ảnh do các cá nhân chụp.
Giám đốc nhà xuất bản, ông Gordon Cheers cho biết đã bán được hai cuốn Atlas này cho các viện bảo tàng của Các tiểu vương qua Arập thống nhất (UAE) và tự tin sẽ bán hết số sách còn lại.
Cheers cho biết ông đã làm việc với hai nhà xuất bản lớn của Anh là Penguin và Random House, nhưng không hãng nào hứng thú với dự án của ông. Do đó ông đã phải tự thành lập công ty của riêng minh.
Cheers thừa nhận sẽ không có ai xuất bản những cuốn sách có kích thước như cuốn Atlas nói trên và nhóm của ông cũng khá mạo hiểm khi thực hiện ý tưởng này./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)