Ba nền kinh tế lớn nhất châu Á kỳ vọng vào Obama

Theo mạng Intellasia, sau khi ông Barack Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/1, ba nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đang trông đợi vào chính quyền Obama để duy trì chế độ tự do thương mại, bất chấp sự đi xuống của kinh tế toàn cầu.

Theo mạng Intellasia, sau khi ông Barack Obama nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày 20/1, ba nền kinh tế lớn nhất châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ đang trông đợi vào chính quyền Obama để duy trì chế độ tự do thương mại, bất chấp sự đi xuống của kinh tế toàn cầu.

Bộ trưởng Chính sách Kinh tế và Tài chính Nhật Bản, Kaoru Yosano, nói: "Cần phải đề cao hệ thống thương mại tự do trong thời kỳ khó khăn này. Đó là nguyện vọng lớn nhất của chúng ta đối với chính qyền mới ở Mỹ".

Đề cập đến việc chủ nghĩa bảo hộ đã phát triển rộng ra thế giới thế nào sau cuộc Đại suy thoái năm 1929, ông Yosano nói: "Chúng ta hy vọng chính quyền mới của Mỹ sẽ xem xét việc họ có thể làm cho các mối quan hệ thương mại toàn cầu và giao dịch vốn trơn tru ra sao".

Còn Ngoại trưởng Nhật Bản Hirofumi Nakasone nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì các mối quan hệ chính trị chặt chẽ và cho rằng cần phải tăng cường các cuộc tiếp xúc chặt chẽ về các vấn đề quốc tế, đặc biệt vấn đề kinh tế hiện nay".

Các nhà lãnh đạo kinh doanh khác của Nhật Bản cũng đang đặt hy vọng vào sự phục hồi sớm của kinh tế Mỹ.

Trong khi đó, các chuyên gia Trung Quốc lạc quan cho rằng chính quyền Obama sẽ đẩy mạnh các mối quan hệ kinh tế nồng ấm với Trung Quốc. Theo họ, Obama bắt đầu nhiệm kỳ của ông vào giữa lúc cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm nổi bật sự lệ thuộc của Mỹ và sự hợp tác với Trung Quốc để đưa nền kinh tế ốm yếu của Mỹ trở lại với sức mạnh vốn có của nó.

Nhà kinh tế Qu Hongbin của HSBC chỉ rõ Trung Quốc, nước giữ nhiều công trái của Mỹ nhất, đang giúp tài trợ cho gói thúc đẩy kinh tế mạnh mẽ của Obama để phục hồi nền kinh tế Mỹ. Trong ngắn hạn, hai nền kinh tế này sẽ hợp tác nhiều hơn để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và thương mại.

Nhà nghiên cứu Yi Xiangrong, thuộc Viện Tài chính và Ngân hàng tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói rằng chính quyền Obama phải đẩy mạnh việc mở cửa thị trường Trung Quốc hơn nữa cho hàng hóa xuất khẩu của Mỹ. Theo ông, cả hai bên đều nhận ra rằng vấn đề chính hiện nay là làm thế nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế để việc trao đổi thương mại hơn nữa có thể bảo vệ được lợi ích của cả hai bên.

Li Ming Jiang, trợ lý giáo sư tại trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam thuộc đại học kỹ thuật Nanyang, nói: "Mối lo ngại hàng đầu của Trung Quốc là liệu chính quyền Obama có thể mang lại sự phục hồi kinh tế cho nước Mỹ hay không. Kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ và tôi cho rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với chính quyền Obama để mang lại sự phục hồi nhanh hơn".

Tại Ấn Độ, Chủ tịch Liên minh các phòng thương mại và công nghiệp Ấn Độ, Rajeev Chandrasekhan, cũng bày tỏ hy vọng vào sự phục hồi sớm của nền kinh tế Mỹ. Ông nói Chandrasekhan: "Mong muốn lớn nhất của Ấn Độ từ tổng thống mới của Mỹ là việc đảo ngược sự đi xuống của nền kinh tế Mỹ".

Các nhà lãnh đạo công nghiệp khác của Ấn Độ cũng được khích lệ bởi không có dấu hiệu đáng thất vọng nào từ những phát biểu của Obama kể từ sau cuộc bầu cử.

Giám đốc chấp hành công ty công nghệ thông tin Wipro lớn thứ ba của Ấn Độ, Girish Paranjpe, nói: "Mở cửa thương mại sẽ giúp tạo công ăn việc làm ở cả hai nước. Tuyên ngôn của Obama nói rằng toàn cầu hóa sẽ ở lại đây và thay vì tìm cách làm cho kim đồng hồ quay lại, nước Mỹ phải hướng tới tương lai".

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục