Ngày 12/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Quách Công Sơn, sinh năm 1986, quê ở Đắk Lắk, về tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.”
Đây là vụ án thứ ba trong 3 ngày liên tiếp (từ ngày 10-12/7), Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về hành vi phạm tội công nghệ cao, báo động gia tăng loại hình tội phạm này trong xã hội. Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Quách Công Sơn lĩnh án 2 năm tù giam
Hai ngày trước, Tòa cũng đã tuyên phạt 5 bị cáo khác các mức án từ 30 tháng đến 48 tháng tù về hành vi làm giả thẻ tín dụng để rút tiền của ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Vụ án Quách Công Sơn bắt nguồn từ việc năm 2008, Sơn vào làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến, chủ quản của website: “www.tienganh123.com,” do ông Nguyễn Hòa Bình làm giám đốc. Quá trình làm việc tại đây, từ tháng 12/2008, Sơn cùng ông Bình bắt đầu phát triển phần mềm BNRro (phần mềm học tiếng Anh trực tuyến). Trong đó, phần thiết kế chương trình và các thuật toán do ông Bình xây dựng, Sơn trực tiếp viết phần mềm theo ý tưởng của ông Bình.
Đến tháng 9/2011, chương trình phần mềm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công ty của ông Bình tổ chức bán đại trà các thẻ học tiếng Anh trực tuyến trên mạng Internet. Khi viết xong mã thẻ, Sơn gửi các tệp chứa mã thẻ học tiếng Anh cho ông Bình qua hộp thư điện tử. Gửi xong, Sơn không xóa cơ sở dữ liệu trong hộp thư của mình. Sau đó, Sơn nảy ý định trộm cắp các mã thẻ học tiếng Anh đem bán. Sơn đã dùng cơ sở dữ liệu của website www.tienganh123.com, khai thác mã thẻ còn lưu trong hộp thư của mình để lọc ra khoảng 250 mã thẻ chưa bán cho khách.
Đến tháng 1/2012, Sơn nghỉ việc và trước khi rời đi, Sơn đã trộm cắp bộ mã nguồn của trang web, sao chụp trộm cơ sở dữ liệu. Từ bộ mã nguồn của trang web “tienganh123,” Sơn đã chỉnh sửa lại và phát triển thành bộ mã nguồn mới để thiết kế trang web “hocnhe.vn.”
Ngày 13/5/2012, Sơn đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Trải nghiệm mới, chuyên nghề đào tạo tiếng Anh trực tuyến trên mạng. Thời điểm này, Sơn vẫn tiếp tục truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến trộm cắp số mã thẻ do ông Bình tự phát triển, chiếm đoạt 185.100 mã rồi lọc trong cơ sở dữ liệu trang web “tienganh123” để lấy ra khoảng 1.000 mã thẻ cào chưa bán và chuyển cho vợ Sơn rao bán trên mạng. Khách mua số thẻ này vẫn truy cập vào trang web “tienganh123.com.”
Sơn khai, từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2012, Sơn đã bán cho khách khoảng 320 thẻ học tiếng Anh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến, với giá 150.000 đồng/thẻ, tổng số tiền đã chiếm đoạt là 48 triệu đồng. Do việc bán thẻ cào học tiếng Anh trực tuyến trang web “hocnhe.vn” của Sơn không đăng ký mạng xã hội trực tuyến nên ngày 23/8/2012, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ra quyết định xử phạt công ty này 20 triệu đồng và buộc đóng cửa website. Khi Sơn rao bán bộ mã nguồn của mình với giá 150 triệu đồng thì bị Công an thành phố Hà Nội phát hiện./.
Đây là vụ án thứ ba trong 3 ngày liên tiếp (từ ngày 10-12/7), Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử về hành vi phạm tội công nghệ cao, báo động gia tăng loại hình tội phạm này trong xã hội. Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Quách Công Sơn lĩnh án 2 năm tù giam
Hai ngày trước, Tòa cũng đã tuyên phạt 5 bị cáo khác các mức án từ 30 tháng đến 48 tháng tù về hành vi làm giả thẻ tín dụng để rút tiền của ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản.
Vụ án Quách Công Sơn bắt nguồn từ việc năm 2008, Sơn vào làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến, chủ quản của website: “www.tienganh123.com,” do ông Nguyễn Hòa Bình làm giám đốc. Quá trình làm việc tại đây, từ tháng 12/2008, Sơn cùng ông Bình bắt đầu phát triển phần mềm BNRro (phần mềm học tiếng Anh trực tuyến). Trong đó, phần thiết kế chương trình và các thuật toán do ông Bình xây dựng, Sơn trực tiếp viết phần mềm theo ý tưởng của ông Bình.
Đến tháng 9/2011, chương trình phần mềm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công ty của ông Bình tổ chức bán đại trà các thẻ học tiếng Anh trực tuyến trên mạng Internet. Khi viết xong mã thẻ, Sơn gửi các tệp chứa mã thẻ học tiếng Anh cho ông Bình qua hộp thư điện tử. Gửi xong, Sơn không xóa cơ sở dữ liệu trong hộp thư của mình. Sau đó, Sơn nảy ý định trộm cắp các mã thẻ học tiếng Anh đem bán. Sơn đã dùng cơ sở dữ liệu của website www.tienganh123.com, khai thác mã thẻ còn lưu trong hộp thư của mình để lọc ra khoảng 250 mã thẻ chưa bán cho khách.
Đến tháng 1/2012, Sơn nghỉ việc và trước khi rời đi, Sơn đã trộm cắp bộ mã nguồn của trang web, sao chụp trộm cơ sở dữ liệu. Từ bộ mã nguồn của trang web “tienganh123,” Sơn đã chỉnh sửa lại và phát triển thành bộ mã nguồn mới để thiết kế trang web “hocnhe.vn.”
Ngày 13/5/2012, Sơn đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Trải nghiệm mới, chuyên nghề đào tạo tiếng Anh trực tuyến trên mạng. Thời điểm này, Sơn vẫn tiếp tục truy cập trái phép vào cơ sở dữ liệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến trộm cắp số mã thẻ do ông Bình tự phát triển, chiếm đoạt 185.100 mã rồi lọc trong cơ sở dữ liệu trang web “tienganh123” để lấy ra khoảng 1.000 mã thẻ cào chưa bán và chuyển cho vợ Sơn rao bán trên mạng. Khách mua số thẻ này vẫn truy cập vào trang web “tienganh123.com.”
Sơn khai, từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2012, Sơn đã bán cho khách khoảng 320 thẻ học tiếng Anh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hãy trực tuyến, với giá 150.000 đồng/thẻ, tổng số tiền đã chiếm đoạt là 48 triệu đồng. Do việc bán thẻ cào học tiếng Anh trực tuyến trang web “hocnhe.vn” của Sơn không đăng ký mạng xã hội trực tuyến nên ngày 23/8/2012, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã ra quyết định xử phạt công ty này 20 triệu đồng và buộc đóng cửa website. Khi Sơn rao bán bộ mã nguồn của mình với giá 150 triệu đồng thì bị Công an thành phố Hà Nội phát hiện./.
Kim Anh (TTXVN)