Thủ lĩnh phe đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi đã tiết lộ rằng bà rất thích bộ sách Harry Potter của nữ tác giả J.K Rowling khi tham dự liên hoan sách quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại quốc gia Đông Nam Á này.
Bà Suu Kyi, từng bị chính quyền quân sự quản thúc nhiều năm, còn nói đùa khi so sánh về cuộc đấu tranh của của bà với những nhân vật chính trong loạt truyện về cậu bé phù thủy.
Góp mặt tại Liên hoan sách Irawaddy tại Yangon, nữ chính trị gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình cho biết: “Tôi đã đọc tất cả các cuốn sách về Harry Potter. Tôi cũng không rõ liệu mình có thể dũng cảm và làm những việc như những đứa trẻ đó hay không. Vậy nên khi mọi người nói về sự dũng cảm của tôi, tôi luôn tự nhủ ‘Vậy là họ chưa biết gì về Harry Potter rồi.”
Bà Suu Kyi cũng tiết lộ rằng các tác giả ưa thích của bà còn có George Eliot và Victor Hugo. Bà cũng đặc biệt thích tiểu thuyết trinh thám bởi chúng giúp bà nhận ra “ai sẽ được lợi từ một tội ác và mọi người sẽ làm gì” – hai thông điệp rất tốt với những chính trị gia.
Nhiều nhà văn trên thế giới đã ca ngợi sự kiện Liên hoan sách dài ba ngày này như một bước đột phá về sáng tạo ở Myanmar, quốc gia khép kín trong một thời gian dài.
Sau khi tiến hành những cuộc cải cách, Myanmar cũng đã cởi bỏ những hạn chế đối với văn học nghệ thuật, cho phép nhiều ấn bản phẩm của phương Tây được xuất bản công khai./.
Bà Suu Kyi, từng bị chính quyền quân sự quản thúc nhiều năm, còn nói đùa khi so sánh về cuộc đấu tranh của của bà với những nhân vật chính trong loạt truyện về cậu bé phù thủy.
Góp mặt tại Liên hoan sách Irawaddy tại Yangon, nữ chính trị gia từng đoạt giải Nobel Hòa bình cho biết: “Tôi đã đọc tất cả các cuốn sách về Harry Potter. Tôi cũng không rõ liệu mình có thể dũng cảm và làm những việc như những đứa trẻ đó hay không. Vậy nên khi mọi người nói về sự dũng cảm của tôi, tôi luôn tự nhủ ‘Vậy là họ chưa biết gì về Harry Potter rồi.”
Bà Suu Kyi cũng tiết lộ rằng các tác giả ưa thích của bà còn có George Eliot và Victor Hugo. Bà cũng đặc biệt thích tiểu thuyết trinh thám bởi chúng giúp bà nhận ra “ai sẽ được lợi từ một tội ác và mọi người sẽ làm gì” – hai thông điệp rất tốt với những chính trị gia.
Nhiều nhà văn trên thế giới đã ca ngợi sự kiện Liên hoan sách dài ba ngày này như một bước đột phá về sáng tạo ở Myanmar, quốc gia khép kín trong một thời gian dài.
Sau khi tiến hành những cuộc cải cách, Myanmar cũng đã cởi bỏ những hạn chế đối với văn học nghệ thuật, cho phép nhiều ấn bản phẩm của phương Tây được xuất bản công khai./.
Quốc Thịnh (Vietnam+)