Ngày 18/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đã có kết luận về vụ việc hai sản phụ đã tử vong tại bệnh viện đa khoa Cao Su Đồng Nai.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Đồng Nai cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc hai sản phụ Nguyễn Thị Thuý Trang và Mai Thị Lành tử vong tại bệnh viên Cao Su Đồng Nai nguyên nhân một phần do các bác sỹ, y tá thiếu kinh nghiệm, yếu về nghiệp vụ và xử lý tình huống sai nguyên tắc.
Trước đó, sáng 2/5 chị Nguyễn Thị Thuý Trang (29 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) chuyển dạ nên được người nhà đưa đến bệnh viện Cao Su Đồng Nai để sinh. Tại đây các bác sỹ đã khám, siêu âm, chụp X-quang, thử máu và kết luận chị Trang có thể sinh bình thường. Đến chiều cùng ngày chị Trang đã sinh bé trai nặng 3,8kg, tuy nhiên sau đó sản phụ Trang đã tử vong do mất nhiều máu. Theo Hội đồng y khoa Đồng Nai, nguyên nhân dẫn đến sản phụ Trang tử vong là do băng huyết, dẫn đến choáng, mất nhiều máu kéo dài và không phục hồi.
Trong khi sinh, do sản phụ bị lộn lòng tử cung, nếu việc này được các y, bác sỹ của bệnh viện Cao Su thực hiện đưa tử cung vào trong bụng sản phụ tại phòng mổ hoặc tiến hành cắt kịp thời thì sẽ cầm được máu và cứu sống sản phụ. Ngoài ra, trong thời điểm đó, bệnh viện còn yêu cầu người nhà sản phụ Trang đi mua máu đề truyền cho bệnh nhân là sai nguyên tắc. Hội đồng này cũng kết luận, do trình độ chuyên môn các bác sỹ còn yếu nên chưa đánh giá chính xác lượng máu mất và có phương án chuẩn bị tiếp máu, do đó dẫn đến bị động trong xử lý.
Trước đó, sản phụ Mai Thị Lành (39 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm) cũng được đưa tới bệnh viện Cao Su vào ngày 19/4 và đã tử vong cả mẹ và thai nhi. Đối với trường hợp này, Hội đồng y khoa tỉnh Đồng Nai kết luận nguyên nhân dẫn đến sản phụ tử vong là do thuyên tắc ối. Mặc dù đây là trường hợp khó trong y khoa, tuy nhiên nếu sản phụ được theo dõi mạch và huyết áp thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn chuyển dạ để chủ động mổ lấy thai sớm, thì có thể đã cứu được con và tình trạng của mẹ có thể cải thiện. Đối với những trường hợp này, đáng lẽ ra bệnh viện Cao Su cần phải hội chẩn sớm đồng thời cho chuyển lên các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, do bệnh viện Cao Su thuộc sự quản lý của Tổng Công ty cao su Đồng Nai, do đó Sở đang đề nghị đơn vị này có các biện pháp xử lý. Đối với nghiệp vụ chuyên môn, Sở Y tế yêu cầu bệnh viện Cao Su và cơ quan chủ quản phải bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ của bệnh viện, đồng thời kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc./.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Đồng Nai cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc hai sản phụ Nguyễn Thị Thuý Trang và Mai Thị Lành tử vong tại bệnh viên Cao Su Đồng Nai nguyên nhân một phần do các bác sỹ, y tá thiếu kinh nghiệm, yếu về nghiệp vụ và xử lý tình huống sai nguyên tắc.
Trước đó, sáng 2/5 chị Nguyễn Thị Thuý Trang (29 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) chuyển dạ nên được người nhà đưa đến bệnh viện Cao Su Đồng Nai để sinh. Tại đây các bác sỹ đã khám, siêu âm, chụp X-quang, thử máu và kết luận chị Trang có thể sinh bình thường. Đến chiều cùng ngày chị Trang đã sinh bé trai nặng 3,8kg, tuy nhiên sau đó sản phụ Trang đã tử vong do mất nhiều máu. Theo Hội đồng y khoa Đồng Nai, nguyên nhân dẫn đến sản phụ Trang tử vong là do băng huyết, dẫn đến choáng, mất nhiều máu kéo dài và không phục hồi.
Trong khi sinh, do sản phụ bị lộn lòng tử cung, nếu việc này được các y, bác sỹ của bệnh viện Cao Su thực hiện đưa tử cung vào trong bụng sản phụ tại phòng mổ hoặc tiến hành cắt kịp thời thì sẽ cầm được máu và cứu sống sản phụ. Ngoài ra, trong thời điểm đó, bệnh viện còn yêu cầu người nhà sản phụ Trang đi mua máu đề truyền cho bệnh nhân là sai nguyên tắc. Hội đồng này cũng kết luận, do trình độ chuyên môn các bác sỹ còn yếu nên chưa đánh giá chính xác lượng máu mất và có phương án chuẩn bị tiếp máu, do đó dẫn đến bị động trong xử lý.
Trước đó, sản phụ Mai Thị Lành (39 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm) cũng được đưa tới bệnh viện Cao Su vào ngày 19/4 và đã tử vong cả mẹ và thai nhi. Đối với trường hợp này, Hội đồng y khoa tỉnh Đồng Nai kết luận nguyên nhân dẫn đến sản phụ tử vong là do thuyên tắc ối. Mặc dù đây là trường hợp khó trong y khoa, tuy nhiên nếu sản phụ được theo dõi mạch và huyết áp thường xuyên, đặc biệt là giai đoạn chuyển dạ để chủ động mổ lấy thai sớm, thì có thể đã cứu được con và tình trạng của mẹ có thể cải thiện. Đối với những trường hợp này, đáng lẽ ra bệnh viện Cao Su cần phải hội chẩn sớm đồng thời cho chuyển lên các bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ và xử lý kịp thời.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, do bệnh viện Cao Su thuộc sự quản lý của Tổng Công ty cao su Đồng Nai, do đó Sở đang đề nghị đơn vị này có các biện pháp xử lý. Đối với nghiệp vụ chuyên môn, Sở Y tế yêu cầu bệnh viện Cao Su và cơ quan chủ quản phải bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ của bệnh viện, đồng thời kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)