BAE Systems, tổ hợp sản xuất thiết bị quốc phòng, an ninh và vũ trụ của Anh, ngày 12/4 vừa được Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri) bình chọn đứng đầu trong danh sách 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu trên thế giới.
Đây cũng là công ty sản xuất vũ khí đầu tiên không phải của Mỹ được bình chọn vào vị trí này.
BAE sản xuất nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại hiện nay trên thị trường vũ khí như loại máy bay chiến đấu phản lực Eurofighter-Typhoon và tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trident.
Theo Sipri, doanh thu bán hàng năm 2008 của BAE Systems là 32,4 tỷ USD và doanh số bán hàng năm 2009 còn cao hơn nữa.
Sở dĩ doanh thu bán hàng năm ngoái của BAE Systems tăng lên là do tổ hợp đã tăng số lượng sản phẩm bán được tại các chi nhánh của tổ hợp tại Mỹ, nơi chiếm hơn 50% tổng số các hoạt động kinh doanh của tổ hợp.
BAE là nhà cung cấp các thiết bị vũ khí lớn cho bộ quốc phòng Mỹ.
Theo báo cáo của Sipri, năm 2008 tổ hợp BAE đứng thứ tư trong danh sách những công ty trúng hợp đồng cung cấp thiết bị vũ khí cho bộ quốc phòng Mỹ và là công ty duy nhất không phải là của Mỹ nằm trong danh sách 10 nhà thầu cung cấp cho Lầu Năm Góc.
BAE còn nổi tiếng bởi những hoạt động mờ ám như hối lộ để có được những hợp đồng bán vũ khí béo bở của mình.
Hồi tháng Hai vừa qua BAE đã đồng ý nộp phạt cho Mỹ 400 triệu USD do liên quan đến những cáo buộc do bộ tư pháp và điều tra của Mỹ là đã trả những khoản hoa hồng sau những vụ buôn bán vũ khí trên thế giới.
Đáng nói nhất là liên quan đến các vụ hoa hồng khi bán vũ khí cho Arập Xêút. Tuy nhiên BAE đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến những phi vụ mua bán vũ khí đi bằng sân sau của mình với Arập Xêút.
Cơ quan điều tra Gian lận Buôn bán Nghiêm trọng của Anh năm 2006 đã hủy bỏ điều tra về hoạt động buôn bán vũ khí của BAE với Arập Xêút sau khi có can thiệp của chính phủ của ông Tony Blair lúc đó.
Bộ quốc phòng Anh tháng Hai trả lời trên tờ Người Bảo Vệ của Anh cho biết báo cáo liên quan đến việc bán vũ khí cho Arập Xêút là vấn đề nhạy cảm và việc tiết lộ những thông tin có thể làm phương hại đến quan hệ quốc tế giữa hai nước cũng như quyền lợi thương mại của Anh.
Tuy nhiên BAE đã phải nộp phạt 30 triệu USD do vi phạm quy định sổ sách kế toán cho hoạt động kinh doanh của mình tại Tanzania.
Doanh thu bán vũ khí đạn dược của BAE tại Mỹ tăng gần gấp đôi từ 7 tỷ đô lên tới 12 tỷ đô chủ yếu là Mỹ mua các xe thiết bị chống mìn hoặc chống đạn (MRAP) để phục cho các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Theo chuyên gia của Sipri, Susan Jackson, BAE thực sự đang gia tăng quốc tế hóa ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của mình và có sức hấp dẫn mạnh tại thị trường Mỹ.
Sipri cho biết doanh số bán vũ khí của 100 công ty sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới năm 2008 là 385 tỷ USD, tăng 39 tỷ USD so với năm trước, con số này hơn gấp ba lần con số 120 tỷ USD tiền viện trợ phát triển mà các nước công nghiệp phát triển chi ra cho thế giới năm 2008.
Riêng doanh số bán vũ khí của BAE System năm 2008 lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của 100 nước cộng lại./.
Đây cũng là công ty sản xuất vũ khí đầu tiên không phải của Mỹ được bình chọn vào vị trí này.
BAE sản xuất nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại hiện nay trên thị trường vũ khí như loại máy bay chiến đấu phản lực Eurofighter-Typhoon và tàu ngầm tên lửa hạt nhân Trident.
Theo Sipri, doanh thu bán hàng năm 2008 của BAE Systems là 32,4 tỷ USD và doanh số bán hàng năm 2009 còn cao hơn nữa.
Sở dĩ doanh thu bán hàng năm ngoái của BAE Systems tăng lên là do tổ hợp đã tăng số lượng sản phẩm bán được tại các chi nhánh của tổ hợp tại Mỹ, nơi chiếm hơn 50% tổng số các hoạt động kinh doanh của tổ hợp.
BAE là nhà cung cấp các thiết bị vũ khí lớn cho bộ quốc phòng Mỹ.
Theo báo cáo của Sipri, năm 2008 tổ hợp BAE đứng thứ tư trong danh sách những công ty trúng hợp đồng cung cấp thiết bị vũ khí cho bộ quốc phòng Mỹ và là công ty duy nhất không phải là của Mỹ nằm trong danh sách 10 nhà thầu cung cấp cho Lầu Năm Góc.
BAE còn nổi tiếng bởi những hoạt động mờ ám như hối lộ để có được những hợp đồng bán vũ khí béo bở của mình.
Hồi tháng Hai vừa qua BAE đã đồng ý nộp phạt cho Mỹ 400 triệu USD do liên quan đến những cáo buộc do bộ tư pháp và điều tra của Mỹ là đã trả những khoản hoa hồng sau những vụ buôn bán vũ khí trên thế giới.
Đáng nói nhất là liên quan đến các vụ hoa hồng khi bán vũ khí cho Arập Xêút. Tuy nhiên BAE đã bác bỏ những tin đồn liên quan đến những phi vụ mua bán vũ khí đi bằng sân sau của mình với Arập Xêút.
Cơ quan điều tra Gian lận Buôn bán Nghiêm trọng của Anh năm 2006 đã hủy bỏ điều tra về hoạt động buôn bán vũ khí của BAE với Arập Xêút sau khi có can thiệp của chính phủ của ông Tony Blair lúc đó.
Bộ quốc phòng Anh tháng Hai trả lời trên tờ Người Bảo Vệ của Anh cho biết báo cáo liên quan đến việc bán vũ khí cho Arập Xêút là vấn đề nhạy cảm và việc tiết lộ những thông tin có thể làm phương hại đến quan hệ quốc tế giữa hai nước cũng như quyền lợi thương mại của Anh.
Tuy nhiên BAE đã phải nộp phạt 30 triệu USD do vi phạm quy định sổ sách kế toán cho hoạt động kinh doanh của mình tại Tanzania.
Doanh thu bán vũ khí đạn dược của BAE tại Mỹ tăng gần gấp đôi từ 7 tỷ đô lên tới 12 tỷ đô chủ yếu là Mỹ mua các xe thiết bị chống mìn hoặc chống đạn (MRAP) để phục cho các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq.
Theo chuyên gia của Sipri, Susan Jackson, BAE thực sự đang gia tăng quốc tế hóa ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của mình và có sức hấp dẫn mạnh tại thị trường Mỹ.
Sipri cho biết doanh số bán vũ khí của 100 công ty sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới năm 2008 là 385 tỷ USD, tăng 39 tỷ USD so với năm trước, con số này hơn gấp ba lần con số 120 tỷ USD tiền viện trợ phát triển mà các nước công nghiệp phát triển chi ra cho thế giới năm 2008.
Riêng doanh số bán vũ khí của BAE System năm 2008 lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội của 100 nước cộng lại./.
Diễm Quỳnh/ London (Vietnam+)