Bài 3: Doanh nghiệp Việt ‘loay hoay’ trong thế giới biến đổi

Bài 3: Doanh nghiệp Việt ‘loay hoay’trong thế giới biến đổi

Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh truyền thống, “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có” được mở rộng “không chỉ bán cái thị trường cần, mà phải biết cả tạo dựng thị trường mới,”
Bài 3: Doanh nghiệp Việt ‘loay hoay’trong thế giới biến đổi ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

”Dòng chảy của những năm Đổi mới phản ánh bức tranh bươn chải, trưởng thành của hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam và cùng với các thế hệ doanh nhân Việt Nam. Giờ có thể nói được những gì về điều cốt lõi trong kinh doanh? Chắc chắn là rất nhiều, dù còn không ít những vấn đề cần tiếp tục học hỏi.”

Đó là những phân tích của chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành trong báo cáo phân tích về cộng đồng doanh nghiệp Việt thời kỳ mới.


[Việt Nam kiên trì tăng trưởng dựa trên năng suất và đổi mới sáng tạo]

Cuộc chơi quyết liệt hơn

Theo tiến sỹ Võ Trí Thành, toàn cầu hóa khiến hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động (nhất là lao động có kỹ năng) dịch chuyển với qui mô lớn và nhanh chóng, khiến cạnh tranh quyết liệt hơn.

Trong bối cảnh, cách mạng côngnghiệp 4.0 tạo ra tiềm năng to lớn cũng như phát triển ngành nghề mới, nhất là trong khu vực dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao, từ đó thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao chất lượng sống.

Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh truyền thống, như “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có” được mở rộng “không chỉ bán cái thị trường cần, mà phải biết cả tạo dựng thị trường mới,” ông Thành khuyến cáo.

Theo ông, điểm nhấn của “cuộc chơi” là các doanh nghiệp đầu đàn dựa trên lợi thế địa lý, nhân công tại các nước đang phát triển,mới nổi, tạo ra các mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Do đó, theo ông Thành, các suy tính và cách thức kinh doanh khó có thể không gắn với mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Bán lẻ nội địa “miếng bánh nhỏ dần”

Bên cạnh hoạt động thương mại quốc tế, thị trường nội địa cũng có sự phát triển vượt bậc.

Báo cáo từ Bộ Công thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đã tăng 4,7 lần (từ 746.200 tỷ đồng năm 2007 lên 3,57 triệu tỷ đồng năm 2016). Như vậy, tốc độ tăng trung bình của giai đoạn này đạt 19%/năm và cao hơn mức tăng trưởng xuất-nhập khẩu 13,6%/năm. Theo đó, tỷ trọng đóng góp của thương mại trong GDP đạt 10,5% .

Theo tiến sỹ Trịnh Thị Thanh Thủy, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, “thương mại nội địa tăng trưởng và không chịu ảnh hưởng nhiều từ những biến động của thị trường quốc tế. Điều này cho thấy, thị trường nội địa có những bước phát triển khá ổn định và giàu tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.”

Trên thực tế, sức mua tại hệ thống bán lẻ tăng mạnh với các loại hình bán lẻ hiện đại (như siêu thị và trung tâm thương mại) tăng nhanh. Tỷ lệ tiêu dùng nội địa so với GDP đạt trên 70% và thuộc loại khá cao so với Singapore 57%, Malaysia 59%,Thái Lan 68%...

Tuy nhiên, bà Thủy nhấn mạnh, “các yếu tố này là ưu thế sẵn có của thị trường trong nước, đã tồn tại trong một thời gian dài, nhưng chưa được các doanh nghiệp trong nước khai thác và tận dụng, để lại nhiều khoảng trống hấp dẫn cho doanh nghiệp nước ngoài.”

Con số thực tiễn cho thấy, mặc dù doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm khoảng 4% % (so với 86% là doanh nghiệp nội địa và 10% doanh nghiệp Nhà nước) song doanh số bán hàng tại một số điểm bán lẻcủa họ luôn cao gấp 3-4 lần, thậm chí lên tới 7-8 so với các siêu thị của khối nội. (Báo cáo của Viện Nghiên cứu thương Mại – Bộ Công thương).

Quá trình hội nhập, Việt Nam tham gia và ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, là tiền đề cho các “ông lớn” trong bán lẻ quốc tế hiện diện trên thị trường. “Miếng bánh” thị phần bị gằng co quyết liệt, có thể thấy qua thương vụ thấu tóm hoành tráng “người đi, kẻ đến”.

Thời gian gần đây, thị trường chứng kiến việc Central Group (Thái Lan) đã mua lại Big C Việt Nam, Berli Jucker – BJC (Thái Lan)thôn tính Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản lên tới 650 triệu Euro.Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) mua 30% cổ phần của Fivimart và 49% của Citimart.

Việc sẵn sàng chi ra những khoản tài chính lớn để “đặt chân” trong hệ thống bán lẻ, cho thấy chiến lược xâm nhập hàng hóa Nhật Bản, Thái Lan cũng như sự góp mặt củacác doanh nghiệp Nhật, Thái tại Việt Nam là rất rõ ràng và có bài bản.

Từ nhiều năm nay, người tiêu dùng Việt Nam đã quá quen thuộc với các chủng loại hàng hóa (từ gia dụng, bánh, mứt, nước ngọt, gia vị, trái cây sấy, đồ ăn liền… đến máy móc, thiết bị điện tử). Sức ép hội nhập không chỉ đe dọa lĩnh vực thương mại mà nguy cơ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường còn đến với mọi ngành sản xuất, dịch vụ nội địa.

Tiến sỹ Ngô Tuấn Anh, Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, thời gian trước, các doanh nghiệp nộiđã phải cạnh tranh gay gắt với hàng hóa giá rẻ đến từ Trung Quốc, song chất lượng hơn kém so với Việt Nam. Nhưng giờ đây, hàng hóa chất lượng cao thậm chí giá cả có thể thấp hơn từ các nước láng giềng ASEAN trở thành nguy cơ hiện hữu đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Một trong những nguyễn nhân dẫn đến tình trạng trên, ông Tuấn Anh chỉ ra ”các doanh nghiệp nội bị hạn chế về tận dụng cơ hội có được trong các cam kết mở cửa thị trường. Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu, chưa quan tâm đến các ưu đãi thuế quan, dẫn đến tự đánh mất lợi thế cạnh tranh về thuế và làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa trên thị trường quốc tế.”

Nông nghiệp còn là bệ đỡ?

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa do đó ngành nông nghiệp từ lâu nay vẫn lànền tảng và bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam.

Tiến sỹ Đặng Kim Khôi, Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn khẳng định, nông nghiệp là ngành có nhiều lợi thế nhất khi sớm tham gia vào tự do hóa thương mại (thuế nhập khẩu nông sản thô và vật tư nông nghiệp ở mức thấp), hơn nữa trợ cấp cho nông nghiệp Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và chỉ bằng 1/3 các nước OECD [Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế gồm 34 thành viên có nền  kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới].

Giai đoạn từ năm 2000-2006, nông nghiệp có mức tăng trưởng trung bình 3,4%/năm, xuất khẩu nông sản liên tục thặng dư (đạt hơn 32,1 tỷ USD năm 2016,chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu cả nước) góp cải thiện cán cân thương mại quốc tế. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, bao gồm gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ.

Bài 3: Doanh nghiệp Việt ‘loay hoay’trong thế giới biến đổi ảnh 2(Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn)

Tuy nhiên, tiến sỹ Đặng Kim Khôi cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt hạn chế của ngành, mô hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phát triển theo chiều rộng, giá rẻ và thiên về số lượng lớn, thêm vào đó là tình trạng khai thác triệt để nguồn lực tài nguyên cũng như môi trường.

Nguyên nhân của những hạn chế được vị tiến sỹ này chỉ ra, nguồn lực dành cho sản xuất ngày cạn kiệt, đất đai ô nhiễm do lạm dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Nguồn tài nguyên nước sử dụng lãng phí, khai thác nước ngầm bừa bãi.

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực, như ình trạng hạn hán kéo dài và thiếu nước tại Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Trong khi đó, đầu tư vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp, với tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp nông thôn khoảng 5%, mặc dù số doanh nghiệp nông thôn chiếm 30% tổng số doanh nghiệp cả nước, song hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ, trình độ khoa học công nghệ nông nghiệp lạc hậu, máy móc cơ giới hóa, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần yếu kém so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

“Về cơ bản, nông sản vẫn bán ở dạng thô và nguyên liệu, tỷ lệ chế biến thấp. Trình độ và tay nghề lao động nông nghiệp, nông thôn thấp, chủ yếu thủ công. Quy mô sản xuất nông nghiệp nhỏ hẹp, phân tán. Các hình thức hợp tác và liên kết sản xuất còn triển khai chậm, chưa hình thành được các chuỗi giá trị nông sản hiệu quả, ổn định và bền vững,” vị tiến sỹ liệt kê.

Điều này dẫn tới, tăng trưởng GDP của ngành đã chậm lại, đạt 2,6%/năm (bình quân trong giai đoạn 2011 – 2016 ), tuy nhiên có dấu hiệu phục hồi và đạt 2,65% (6 tháng đầu của năm 2017).

Bài 3: Doanh nghiệp Việt ‘loay hoay’trong thế giới biến đổi ảnh 3Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Tính bất định và rủi ro gia tăng

Tiến sỹ Võ Trí Thành nhấn mạnh, hội nhập khiến các cú sốc diễn ra thường xuyên hơn (như sốc về giá,dòng vốn đảo chiều khó lường, các hàng rào bảo hộ kỹ thuật gia tăng, các cuộc khủng hoảng, chính sách thay đổi đột ngột, biến động địachính trị), dẫn tới các “cuộc chơi” trên thị trường ngày càng trở nên khốc liệt.

Ông Thành khuyến nghị một số kinh nghiệm quốc tế đối với các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông, doanh nghiệp cần học tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thị trường mở rộng (cả chiều ngang và chiều sâu) dựa trên lợi thế so sánh và cam kết hội nhập đã và sẽ ký kết. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp cần học kết nối cùng chấp nhận cạnh tranh, chuyển dần từ cách cạnh tranh “bằng giá” sang cạnh tranh “phi giá”.

Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp nội, tiến sỹ Võ Trí Thành cho rằng cần phải học cách huy động vốn quốc tế,đó là khả năng tiếp cận dòng vốn đang chu chuyển rộng khắp ở phạm vi toàn cầu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, doanh nghiệp cần học quản trị sự bất định thông qua việc hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ phòng chống rủi ro, ông nhấn mạnh “biến cái bất định thành cái xác định, như công cụ phái sinh,bảo hiểm. Nhận thức và đảm bảo đầy đủ yêu cầu tiêu chuẩn, các hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro trong xuất khẩu. Nắm bắt mức độ bất ổn kinh tế vĩ mô để có thể tiên liệu về thay đổi chính sách cũng là cơ sơ cho những điều chỉnh chỉnh bộ phận hay điều chỉnh tổng thể chiến lược kinh doanh.”

Theo ông Thành, doanh nghiệp cũng cần phải học đồng hành với chính phủ, tìm hiểu các thông tin cam kết hội nhập, nắm bắt cả những chính sách, cải cách hiện hành và sắp tới của chính phủ và cuối cùng là đối thoại pháp lý.

“Tranh luận và thực thi đảm bảo hợp đồng kinh doanh và quyền lợi doanh nghiệp dựa trên cơ sở và thủ tục pháp lý phải là một phần không tách rời của đời sống doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng dựa trên các cam kết và chuẩn mực quốc tế,” ông nói./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục