Bài 3: Giáo viên dạy Yoga “chuyển nghề”: Tiềm ẩn nhiều nỗi lo

Những chấn thương do tập Yoga đến từ hai phía, phía quan trọng nhất là sự hướng dẫn của thầy dạy, người cần có sự hiểu biết đúng đắn; thứ hai là từ người học cần có một số hiểu biết nhất định.
Bài 3: Giáo viên dạy Yoga “chuyển nghề”: Tiềm ẩn nhiều nỗi lo ảnh 1Việc giảng dạyYoga có hai xu hướng: giáo viên trong nước và giáo viên nước ngoài. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

Chưa bao giờ thời kỳ học bộ môn Yoga lại thịnh hành như hiện nay. Bên cạnh những giáo viên tốt, còn thực trạng có rất nhiều giáo viên, huấn luyện viên chuyển từ dạy Aerobic, thể dục nhịp điệu… nhanh chóng chuyển hướng với các lớp học “bổ túc” cấp tốc để trở thành một giáo viên dạy Yoga cho hợp thời thượng.

Trong vai một người muốn dạy Yoga và muốn mở một trung tâm dịch vụ này. Phóng viên VietnamPlus đã tìm hiểu và được một “bậc thầy” đi trước về Yoga rỉ tai nên tham dự một khóa học làm giáo viên dạy bộ môn này tại một Trung tâm với chi phí 40 triệu trong hơn 3 tháng, sau đó được cấp chứng chỉ và có thể đứng lớp dẫn dắt các học viên học Yoga.

Học 4 tháng thành thầy

Những chấn thương do tập Yoga có thể từ hai nguyên nhân, thứ nhất là do sự hướng dẫn của thầy dạy, thứ hai là từ người học.

Hiện nay, trong việc giảng dạy Yoga có hai xu hướng: Một là giáo viên trong nước, xu hướng thứ hai là những giáo viên nước ngoài - chủ yếu là người Ấn Độ.

Tại nhiều trung tâm hiện nay quảng cáo rầm rộ 100% là giáo viên nước ngoài giảng dạy, với chất lượng cao. Liệu những bất đồng về ngôn ngữ, hay những giáo viên trong nước do thấy sự chuyển hướng phát triển mạnh mẽ của Yoga đã “cấp tốc” học những khóa học về giảng dạy để trở thành giáo viên sau vài ba tháng học. Không thể không đặt câu hỏi, liệu những thầy dạy "cấp tốc" kiểu này có đủ trình độ truyền tải những bài học chất lượng, có ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người tập?

Chị N.T một giáo viên đã mở lớp dạy Yoga tại quận Hoàng Mai cho hay, để trở thành một huấn luyện viên dạy bộ môn này chị tham gia một lớp làm giáo viên dạy Yoga gần 4 tháng, với mức phí tới 40 triệu, học xong có cả chứng chỉ.

Về vấn đề này, bà Đoàn Thị Mỵ - Giám đốc Trung tâm ADYoga tại Hà Nội thừa nhận, để kiểm soát vấn đề này cũng là cả một vấn đề.

“Theo như tôi biết, trên thực tế, có những người đi học vài tháng là đã về mở ngay lớp dạy Yoga, dạy tại nhà hoặc tại cơ sở nhỏ mà chưa được qua đào tạo. Bởi bộ môn Yoga nó là sức khỏe của con người. Những huấn luyện viên được học bài bản trong các khóa học chính quy, được giáo viên uy tín ở trong và ngoài nước đào tạo thì sẽ tránh xảy ra những tai nạn, chấn thương không đáng có,” bà Mỵ chỉ rõ.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nga, đơn vị sở hữu thương hiệu “Shivom Yoga & Dance” cũng dẫn chứng, có một số người đến học lớp giáo viên để đi giảng dạy Yoga rất sốt ruột, muốn bỏ qua các buổi học thiên về kiến thức lý thuyết như triết học ​Yoga, giải phẫu, khoa học trong Yoga mà chỉ mong học nhanh các động tác thực hành để đi giảng dạy.

Sau đó các giảng viên của trung tâm đã phải phân tích, chỉ rõ về vai trò của các kiến thức lý thuyết cần được hiểu sâu và có sự hiểu biết nhất định về cơ thể trong khi tập nhằm tránh những tổn thương không đáng có.

Học viên như “tờ giấy trắng”

Chia sẻ về thực trạng việc giảng dạy, trở thành huấn luyện viên ở bộ môn Yoga hiện nay, bà Đoàn Thị Mỵ bày tỏ: “Có những thời kỳ chúng tôi cũng chao đảo, vì phong trào Yoga tràn vào Việt Nam không có sự kiểm soát nên những học viên như một tờ giấy trắng, giáo viên người ta vẽ lên hình nào thì ra hình đó, đây là điều rất nguy hiểm.”

Bà Mỵ thẳng thắn, thực tế cho thấy, chương trình của các trung tâm dạy Yoga khác nhau, người Việt dạy và người nước ngoài cũng có. Trước kia chúng ta có thấy một thực trạng có nhiều trung tâm mời thầy giáo là những “khách đi du lịch” đến dạy.

“Về môn Yoga, có rất nhiều thầy giỏi trên thế giới, tuy nhiên bên cạnh đó có những thầy chưa chú ý về mặt sức khỏe của học viên. Chẳng hạn như trung tâm của chúng tôi có những cô bị bệnh xương khớp, cột sống, khi tập thì độ cong của cô chưa được mà thầy đứng lên lấy chân ấn lưng của học viên đó, thì rất nguy hiểm,” bà Mỵ kể lại.

Bài 3: Giáo viên dạy Yoga “chuyển nghề”: Tiềm ẩn nhiều nỗi lo ảnh 2Ông Đặng Danh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao quẩn chúng. (Ảnh: Doãn Đức/Vietnam+)

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Nga cho hay, hiện tại Trung tâm “Shivom Yoga & Dance” có đội ngũ giáo viên hoàn toàn là người nước ngoài, đội ngũ huấn luyện viên các môn khác cũng là người nước ngoài.

Bà Nga cho hay, tại trung tâm của bà, để tuyển được giáo viên người Ấn Độ sang Việt Nam dạy, bước đầu tiên, đại diện trung tâm phải chứng thực hồ sơ của giáo viên Yoga người nước ngoài trước khi sang Việt Nam. Xem xem hồ sơ có đúng không và được chứng thực bởi Đại sứ quán Ấn Độ, các trường đại học cũng như các tổ chức nước ngoài uy tín tại Ấn Độ, sau đó hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán.

Bước thứ hai là phải làm việc với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, xin phép hoạt động của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, đồng thời phải có giấy phép cung ứng nguồn nhân lực của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đồng ý cho sử dụng huấn luyện viên nước ngoài ở Việt Nam.

Ông Đặng Danh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao quẩn chúng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẳng thắn chia sẻ, người giáo viên rất quan trọng, họ không có kiến thức tốt sẽ ảnh hưởng đến người học và tập Yoga rất nhiều.

“Chúng tôi đang xúc tiến trình các cấp lãnh đạo, các cấp để từ Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thành lập Liên đoàn Yoga Việt Nam. Khi tổ chức này ra đời sẽ tạo điều kiện rất tốt, hỗ trợ cho chúng tôi để quản lý về mặt chuyên môn cũng như con người về các công việc khác để phát triển bộ môn Yoga. Thứ hai nữa là quản lý chặt chẽ trong người hướng dẫn viên và huấn luyện viên để giảng dạy bộ môn này,” ông Tuấn cho biết.

Vậy công tác quản lý bộ môn Yoga hiện nay ra sao? Đã được quản lý hay thả nổi?

Vai trò của giáo viên dạy Yoga

Bài 4: "Cần sự ra đời của Hiệp hội Yoga để quản lý tốt hơn"

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục