Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu

Khủng hoảng tài chính không chỉ là nỗi ám ảnh với các nước do hậu quả nặng nề mà nó gây ra mà còn là dịp để các nước rút ra bài học.

Cuộc khủng hoảng hiện nay bùng phát tại các nước công nghiệp giàu có, không chỉ do cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, mà còn bởi năng lực quản lý yếu kém của hệ thống ngân hàng và nợ công ở châu Âu. Vậy châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã rút ra bài học gì? Những vấn đề hiện nay của châu Âu giống như những gì đã từng xảy ra với thế giới?
Khủng hoảng tài chính không chỉ là nỗi ám ảnh đối với các nước do hậu quả nặng nề mà nó gây ra mà còn là cơ hội để chính phủ nhiều nước rút ra bài học.

Trong hai thế kỷ qua, trừ cuộc Đại suy thoái trong những năm 30 của thế kỷ 20, các cuộc khủng hoảng tài chính lớn đều khơi nguồn từ các nước nghèo và bất ổn mà sau đó cần có những điều chỉnh chính sách lớn.

Cuộc khủng hoảng hiện nay bùng phát tại các nước công nghiệp giàu có, không chỉ do cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ, mà còn bởi năng lực quản lý yếu kém của hệ thống ngân hàng và nợ công ở châu Âu. Vậy châu Âu nói riêng và thế giới nói chung đã rút ra bài học gì? Những vấn đề hiện nay của châu Âu giống như những gì đã từng xảy ra với thế giới?

Trong làn sóng khủng hoảng nối tiếp nhau từ Mỹ Latinh trong thập niên 80 của thế kỷ trước cho tới cuộc khủng hoảng châu á giữa năm 1997, các nước đã học được cách tiếp cận chính sách kinh tế có hiệu quả hơn và xây dựng khung quản lý nợ công bền vững hơn. Nhưng thật đáng tiếc, nay lại tới lượt châu Âu lâm nguy.

Cuộc khủng hoảng của châu Âu ban đầu chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính, rồi nhanh chóng phát triển thành cuộc khủng hoảng nợ công kinh điển sau khi chính phủ phải can thiệp để cứu các ngân hàng.

Chính động thái đó lại gây ra một loạt nỗi lo mới về các ngân hàng được cho là "dựa dẫm" vào sự bảo lãnh nợ của chính phủ. Khi đó nợ quốc gia dường như không còn ổn định nữa.

Một trong những tiền lệ khó quên là vụ vỡ nợ ở Mỹ Latinh cách đây gần 30 năm. Vào tháng 8/1982 đất nước Mexico đã làm rung chuyển thế giới khi Chính phủ tuyên bố không có khả năng trả nợ.

Gần như suốt mùa hè năm đó Mexico, nước được tiên lượng thâm hụt ngân sách chiếm 11% GDP vẫn vay mượn trên thị trường quốc tế với chi phí ngày càng bị đẩy lên cao hơn.

Các ngân hàng tự trấn an rằng đất nước không thể bị vỡ nợ. Nhưng rồi những gì phải đến đã đến, một loạt nước vốn có mô hình kinh tế khác nhau lại xếp hàng đổ vỡ theo hiệu ứng "domino."

Trong khi Mexico đi tới sự bùng nổ kinh tế dựa vào dầu mỏ nhờ cú sốc dầu mỏ lần hai trong thập niên 70 của thế kỷ trước, thì đất nước áchentina lại chìm trong cơ chế quản lý nền kinh tế yếu kém bởi chế độ độc tài quân sự.

Còn Brazil trải qua sự thần kỳ kinh tế với tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng nhờ nhập khẩu vốn. tựu chung lại các nước này cùng tạo ra một vấn đề chung và cực kỳ đơn giản: nợ nần quá mức.

Sự vỡ nợ của Mỹ Latinh ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng của tất cả các nước công nghiệp chủ chốt, gây ra cái gọi là "tua lại" cuộc Đại suy thoái. Nợ nần của Mexico liên đới tới 90% vốn hóa của các ngân hàng chủ chốt Mỹ.

Giải pháp được coi là sáng suốt vào thời điểm đó để tránh tình trạng vỡ nợ cho bất kỳ nước vay nợ lớn nào ở Mỹ Latinh có sự kết hợp của ba nhân tố: cứu trợ khẩn cấp của quốc tế thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thực hiện cắt giảm mạnh chi tiêu trong nước theo các điều kiện ngặt nghèo mà IMF đặt ra và các ngân hàng bổ sung vốn.

Các tổ chức tài chính không hề xóa nợ cho Mỹ Latinh cho dù 5 năm sau khi xảy ra khủng hoảng khi mà việc cắt giảm chi tiêu không còn đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Thay vào đó chỉ là bắt đầu cho vay đối với các dự án mới. Trong khi khu vực này vẫn được biết đến với tên gọi "một thập niên bị đánh cắp."

Giải pháp của châu Âu hiện nay dường như đang lặp lại những gì đã xảy ra trong thập niên 80 bị đánh cắp ở các nước đang phát triển. Đó là kết hợp sự hỗ trợ quốc tế, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và tuyên bố rõ ràng của các ngân hàng về trách nhiệm tài chính đối với những vấn đề mà họ gây ra.

Cùng như các ngân hàng đồng hương trong thập niên 80 của Thế kỷ trước, các "đại gia" châu Âu, trong đó các ngân hàng ở Đức, Anh và Pháp, hiện nay đã "dính" vào những khoản tiền khổng lồ mà họ sai lầm nghĩ là nợ an toàn.

Sự cắt giảm đáng kể nợ chủ quyền của các nước Eurozone dễ bị tổn thương có sức công phá mạnh tới mức gây ra đợt hoảng loạn mới về ngân hàng. Thừa nhận vấn đề này các ngân hàng có thể yêu cầu chính phủ cứu trợ. Đó là tại sao cuộc khủng hoảng trở thành thách thức với Anh, Đức và Pháp.

Sáng kiến chung mà Pháp và Đức khởi xướng tại Deauville đầu tháng 11/2011 về các biện pháp tái cơ cấu nợ thực hiện sau năm 2013 đã cố gắng tránh cú sốc tức thời của viện cắt giảm chi tiêu.

Nhưng việc loan báo trước khả năng xóa nợ vẫn dẫn tới mối lo bất ổn về ngân sách. Do đó cần có sự bảo lãnh kèm theo điều kiện đối với một phần nợ chưa thanh toán để át đi nỗi lo xóa hết nợ.

Cơ chế giải quyết nguy cơ vỡ nợ quốc gia theo trình tự sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị toàn cầu và giải quyết các vấn đề lâu dài của thị trường nợ quốc gia. Những đề xuất như vậy từng được thảo luận rộng rãi trong những năm 1999-2000.

Phó giám đốc điều hành IMF Anne Krueger đã hối thúc triển khai Cơ chế Tái Cơ cấu Nợ Chủ quyền nhằm đưa ra lộ trình pháp lý cho việc áp mức cắt giảm chung đối với các chủ nợ để từ đó chấm dứt những trở ngại mang tính tập thể trong việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để tránh vỡ nợ quốc gia./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục