Chiều 26/2, Bộ Tư pháp Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức lễ bàn giao thiết bị và bản quyền cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Sau 5 năm triển khai, Dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính cũng như tăng cường năng lực trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đưa ra khuyến nghị về chiến lược cải cách thủ tục hành chính cho giai đoạn tiếp theo.
Tại lễ bàn giao, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Một trong những kết quả nổi bật của công tác trên là việc triển khai thành công Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30).
5 năm qua, dưới sự hỗ trợ của USAID, một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đã được hoàn thiện, công khai trên 106.200 hồ sơ thủ tục đang được thực hiện tại các cấp chính quyền và trên 10.100 hồ sơ văn bản có liên quan, trong năm 2011-2012 đã thu hút gần 2,7 triệu lượt truy cập.
Ở bất cứ đâu, người dân đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu để tìm hiểu về thủ tục hành chính. Dự án cũng đã hỗ trợ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng thành công bộ công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính, tính toán được chi phí thực hiện thủ tục hành chính và hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn. Đây là công cụ hết sức quan trọng, giúp nâng cao tính khả thi của quy định về thủ tục để có những thủ tục tốt.
Theo ông Scott Jazynka, Giám đốc dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (USAID/VNCI), những yếu tố đem lại thành công của Dự án, đó là sự ủng hộ, quyết tâm về mặt chính trị từ lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ đến Bộ trưởng các bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành; việc thành lập các tổ công tác từ cấp Trung ương đến cấp bộ, cấp tỉnh để chuyên tâm hơn trong đơn giản hóa thủ tục hành chính - điều chưa từng có tiền lệ trước đây.
Vấn đề nữa là hợp tác công tư, lần đầu tiên Chính phủ thành lập một Hội đồng tư vấn về cải cách thủ tục hành chính để huy động sự đóng góp và hỗ trợ của khối tư nhân trong cải cách. Khối tư nhân, các học giả, nhiều thành viên trong Hội đồng đã đóng góp hàng ngàn giờ làm việc để rà soát các thủ tục và đưa ra các khuyến nghị. Phương pháp toàn diện cùng với công cụ chuẩn như thống kê và những chiến dịch truyền thông lớn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Dự án.
Ông Scott Jazynka cũng đã đưa ra những khuyến nghị về cải cách trong tương lai, trong đó cần đảm bảo tính pháp lý cho cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, tập trung cắt giảm gánh nặng thủ tục hành chính thuần, đầu tư nhiều hơn cho công tác tham vấn, xử lý các ý kiến phản ánh kiến nghị hiệu quả hơn, xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tăng hiệu quả và tính minh bạch trong dịch vụ công và có chiến lược truyền thông dài hạn về cải cách thủ tục hành chính.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhận định cải cách thủ tục hành chính là công việc khó khăn, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp, người dân, sự hỗ trợ nhiều mặt của các tổ chức quốc tế. Chính phủ Việt Nam cam kết quyết tâm cải cách theo chiều sâu, bền vững lâu dài, thực chất hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sát hơn, duy trì và phát triển các kết quả mà cải cách đã mang lại. Các khuyến nghị của USAID/VNCI sẽ được đưa vào chương trình hành động những năm tới./.
Sau 5 năm triển khai, Dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực thực hiện chức năng kiểm soát thủ tục hành chính cũng như tăng cường năng lực trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; đưa ra khuyến nghị về chiến lược cải cách thủ tục hành chính cho giai đoạn tiếp theo.
Tại lễ bàn giao, ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hành chính và bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Một trong những kết quả nổi bật của công tác trên là việc triển khai thành công Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30).
5 năm qua, dưới sự hỗ trợ của USAID, một cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính đã được hoàn thiện, công khai trên 106.200 hồ sơ thủ tục đang được thực hiện tại các cấp chính quyền và trên 10.100 hồ sơ văn bản có liên quan, trong năm 2011-2012 đã thu hút gần 2,7 triệu lượt truy cập.
Ở bất cứ đâu, người dân đều có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu để tìm hiểu về thủ tục hành chính. Dự án cũng đã hỗ trợ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính xây dựng thành công bộ công cụ đánh giá tác động thủ tục hành chính, tính toán được chi phí thực hiện thủ tục hành chính và hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn. Đây là công cụ hết sức quan trọng, giúp nâng cao tính khả thi của quy định về thủ tục để có những thủ tục tốt.
Theo ông Scott Jazynka, Giám đốc dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam (USAID/VNCI), những yếu tố đem lại thành công của Dự án, đó là sự ủng hộ, quyết tâm về mặt chính trị từ lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ đến Bộ trưởng các bộ, lãnh đạo các tỉnh, thành; việc thành lập các tổ công tác từ cấp Trung ương đến cấp bộ, cấp tỉnh để chuyên tâm hơn trong đơn giản hóa thủ tục hành chính - điều chưa từng có tiền lệ trước đây.
Vấn đề nữa là hợp tác công tư, lần đầu tiên Chính phủ thành lập một Hội đồng tư vấn về cải cách thủ tục hành chính để huy động sự đóng góp và hỗ trợ của khối tư nhân trong cải cách. Khối tư nhân, các học giả, nhiều thành viên trong Hội đồng đã đóng góp hàng ngàn giờ làm việc để rà soát các thủ tục và đưa ra các khuyến nghị. Phương pháp toàn diện cùng với công cụ chuẩn như thống kê và những chiến dịch truyền thông lớn cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của Dự án.
Ông Scott Jazynka cũng đã đưa ra những khuyến nghị về cải cách trong tương lai, trong đó cần đảm bảo tính pháp lý cho cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, tập trung cắt giảm gánh nặng thủ tục hành chính thuần, đầu tư nhiều hơn cho công tác tham vấn, xử lý các ý kiến phản ánh kiến nghị hiệu quả hơn, xây dựng Chính phủ điện tử nhằm tăng hiệu quả và tính minh bạch trong dịch vụ công và có chiến lược truyền thông dài hạn về cải cách thủ tục hành chính.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hồng Sơn nhận định cải cách thủ tục hành chính là công việc khó khăn, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp, người dân, sự hỗ trợ nhiều mặt của các tổ chức quốc tế. Chính phủ Việt Nam cam kết quyết tâm cải cách theo chiều sâu, bền vững lâu dài, thực chất hơn, mạnh mẽ hơn, sâu sát hơn, duy trì và phát triển các kết quả mà cải cách đã mang lại. Các khuyến nghị của USAID/VNCI sẽ được đưa vào chương trình hành động những năm tới./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)