Thủ tướng Chính phủ vừa chính thức ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, gồm 250 chỉ tiêu, chia thành 21 nhóm nội dung.
Các nội dung đó là đất đai, khí hậu, đơn vị hành chính; dân số; lao động, việc làm và bình đẳng giới; doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; đầu tư và xây dựng; tài khoản quốc gia; tài chính công; tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, còn có nội dung về nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; thương mại; giá cả; giao thông vận tải; thông tin, truyền thông và công nghệ thông tin: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế và chăm sóc sức khỏe; văn hóa, thể thao và du lịch; mức sống dân cư; trật tự, an toàn xã hội và tư pháp; bảo vệ môi trường.
Như vậy, so với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành từ năm 2005 (gồm 274 chỉ tiêu, chia thành 24 nhóm nội dung), hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm nay được rút gọn đi 24 chỉ tiêu và ba nội dung.
Tuy nhiên, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2010 lại được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện theo hướng tăng cường hơn nữa các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; các chỉ tiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, tiêu thức phân tổ của các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu thông tin chi tiết phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các chỉ tiêu xã hội sẽ được phân bổ theo giới tính, dân tộc, thành thị, nông thôn và các tiêu thức chất lượng khác.
Nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo và đảm bảo phản ánh đúng, đủ động thái và thực trạng tình hình kinh tế-xã hội chủ yếu của đất nước, trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành và chức năng của hệ thống thống kê tập trung.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2010 chính thức có hiệu lực và thay thế Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2005 từ ngày 20/7. Tuy nhiên, số liệu công bố cho hệ thống mới sẽ chính thức áp dụng từ năm 2011./.
Các nội dung đó là đất đai, khí hậu, đơn vị hành chính; dân số; lao động, việc làm và bình đẳng giới; doanh nghiệp, cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp; đầu tư và xây dựng; tài khoản quốc gia; tài chính công; tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản.
Ngoài ra, còn có nội dung về nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp; thương mại; giá cả; giao thông vận tải; thông tin, truyền thông và công nghệ thông tin: khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; y tế và chăm sóc sức khỏe; văn hóa, thể thao và du lịch; mức sống dân cư; trật tự, an toàn xã hội và tư pháp; bảo vệ môi trường.
Như vậy, so với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được ban hành từ năm 2005 (gồm 274 chỉ tiêu, chia thành 24 nhóm nội dung), hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm nay được rút gọn đi 24 chỉ tiêu và ba nội dung.
Tuy nhiên, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2010 lại được đổi mới, bổ sung và hoàn thiện theo hướng tăng cường hơn nữa các chỉ tiêu thống kê phản ánh chất lượng, hiệu quả của sự phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; các chỉ tiêu bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Bên cạnh đó, tiêu thức phân tổ của các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu thông tin chi tiết phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, vùng và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các chỉ tiêu xã hội sẽ được phân bổ theo giới tính, dân tộc, thành thị, nông thôn và các tiêu thức chất lượng khác.
Nhằm tránh trùng lặp, chồng chéo và đảm bảo phản ánh đúng, đủ động thái và thực trạng tình hình kinh tế-xã hội chủ yếu của đất nước, trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu sẽ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành và chức năng của hệ thống thống kê tập trung.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2010 chính thức có hiệu lực và thay thế Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia năm 2005 từ ngày 20/7. Tuy nhiên, số liệu công bố cho hệ thống mới sẽ chính thức áp dụng từ năm 2011./.
Nguyễn Kim Anh (Vietnam+)