Hiện tại kênh bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% tổng thị trường bán lẻ trong nước nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn và đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của những nhà sản xuất hàng Việt.
Tuy nhiên, việc thâm nhập hàng Việt tại kênh bán lẻ chưa đồng đều ở từng nhà bán lẻ và mỗi ngành hàng. Sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà bán lẻ hiện đại có tác động rất ý nghĩa với việc thúc đẩy hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại nói riêng và sự phát triển lâu dài trên thị trường nói chung.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Hội thảo "Hàng Việt Nam trong hệ thống bán lẻ hiện đại: Cần một chiến lược lâu dài" do Bộ Công Thương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng 18/9, tại Hà Nội.
Kết quả khả quan
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết sau ba năm triển khai thực hiện Chương trình hành động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các đơn vị trong ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động và có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai, thực hiện nên đã thu hút được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc triển khai hiệu quả Chương trình trong những năm tiếp theo.
Trong hệ thống siêu thị hiện nay, 70-80% là hàng sản xuất trong nước (trong đó hệ thống siêu thị của Saigon Coop có tới trên 90%, hệ thống Vinatex Mart 100% là hàng trong nước).
Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt Nam thời gian qua cũng tăng lên mạnh mẽ đồng thời chất lượng hàng hóa trong nước cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, môi trường kinh doanh nói chung trong lĩnh vực thương mại nói riêng được tạo lập ngày một hoàn thiện, minh bạch, ổn định.
Quản lý nhà nước cũng từ chỗ chỉ tập trung xây dựng khung khổ pháp lý để quản lý doanh nghiệp và hàng hóa lưu thông trên thị trường là chủ yếu đang từng bước chuyển sang xây dựng chính sách, giải pháp phục vụ cho quản lý quá trình phát triển.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam hoạt động khá tích cực và hiệu quả, đã trở thành cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và là nơi tham mưu cho các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, đôn đốc các thành viên hưởng ứng Cuộc vận động này.
Chia sẻ kinh nghiệm của một nhà bán lẻ thuần Việt nhiều năm gắn bó với người tiêu dùng Việt và đồng hành cùng hàng Việt, bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Coopmart cho hay để thâm nhập tốt kênh phân phối hiện đại và thị trường nói chung, các nhà sản xuất hàng Việt nên chú trọng vào chất lượng hàng hóa bởi đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Cùng với đó là giá thành sản phẩm, vì với chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn sẽ tạo ra thế mạnh của hàng Việt có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Đặc biệt hơn trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhà sản xuất nào bạo dạn đầu tư công nghệ mới nhằm tạo ra những sản phẩm có tính năng vượt trội, có mẫu mã kiểu dáng hấp dẫn đón đầu xu hướng tiêu dùng sẽ có được lợi thế "tiên phong" và dễ dàng thâm nhập nhanh thị trường. Việc xây dựng và lựa chọn kênh phân phối phù hợp, gắn bó, có độ bao phủ cao sẽ góp phần lớn vào sự thành công của một thương hiệu Việt.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn
Nhận định về những khó khăn tồn tại của ngành bán lẻ, bà Nga cho rằn hiện nay tỷ lệ thương mại hiện đại so với truyền thống của Việt Nam còn thấp, dù các doanh nghiệp đã chú trọng phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại song còn chậm do nhiều lý do như ít vốn, khó khăn về mặt bằng, khả năng chiếm lĩnh thị trường hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư ... dẫn đến việc thiếu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hình bán lẻ.
Không những thế, chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước chưa phong phú, khối lượng hàng hóa còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã bao bì chưa đẹp. Kinh nghiệm về trình độ quản lý cũng còn yếu, trang thiết bị chưa đạt yêu cầu và trình độ nhân viên bán hàng thiếu chuyên nghiệp.
Lưu ý hơn là vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn, hàng cũ, hàng nhái, sắp hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích, lòng tin của người tiêu dùng từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt.
Đại diện cho doanh nghiệp bán lẻ, bà Nguyễn Thị Hạnh kiến nghị Bộ Công Thương cần thiết có các chính sách thiết thực để hỗ trợ những nhà bán lẻ thuần Việt phát triển mạng lưới thuận lợi, đồng thời quy hoạch mạng lưới bán lẻ phù hợp với áp dụng thực hiện các nguyên tắc về tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) trước khi cấp phép đầu tư, mở thêm chi nhánh đối với nhà bán lẻ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà bán lẻ trong nước, giữa các nhà bán lẻ thuần Việt và sản xuất hàng Việt. Ngoài ra, tiếp tục quan tâm hình thức mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình sản xuất, giá cả hợp lý và luôn là người bạn đồng hành với các nhà bán lẻ trong việc kinh doanh hàng Việt.
Để tiếp tục triển khai tốt hơn nữa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," góp phần kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam nhất là trong hệ thống bán lẻ hiện đại, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết thời gian tới Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, các Bộ ngành liên quan, các địa phương, các tổ chức chính trị-kinh tế-xã hội, các Hiệp hội ngành nghề... tăng cường và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền hàng Việt trong các kênh phân phối bán lẻ, trong đó có hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại.
Mặt khác, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong phạm vi không vi phạm các cam kết mở cửa thị trường như hỗ trợ đào tạo, tư vấn pháp lý, tiếp thị và xúc tiến thương mại; các biện pháp ưu tiên về mặt bằng, hạ tầng; ưu đãi thuế, phí, tiếp cận tín dụng thuận lợi... cũng như chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phân phối trong nước tiếp thu vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ các tập đoàn uy tín trên thế giới.
Cùng đó, các địa phương tạo điều kiện tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, bảo đảm nguồn cung sản phẩm có chất lượng và độ an toàn ổn định, bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa.
Tới đây Bộ Công Thương tiếp tục phát triển đa dạng kết cấu hạ tầng thương mại tại các địa phương, nhất là các loại hình bán lẻ hiện đại để đạt mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2030, phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ lên 40% vào năm 2020.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ hướng tới để chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước mắt, trong thời điểm tổng kết 3 năm Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động, Ban chỉ đạo Chương trình hành động Bộ Công Thương sẽ phát động triển khai Tuần hàng Việt trên địa bàn cả nước dự kiến vào tuần thứ 4 của tháng 10/2012./.
Tuy nhiên, việc thâm nhập hàng Việt tại kênh bán lẻ chưa đồng đều ở từng nhà bán lẻ và mỗi ngành hàng. Sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà bán lẻ hiện đại có tác động rất ý nghĩa với việc thúc đẩy hàng Việt trong kênh bán lẻ hiện đại nói riêng và sự phát triển lâu dài trên thị trường nói chung.
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa tại Hội thảo "Hàng Việt Nam trong hệ thống bán lẻ hiện đại: Cần một chiến lược lâu dài" do Bộ Công Thương phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức sáng 18/9, tại Hà Nội.
Kết quả khả quan
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết sau ba năm triển khai thực hiện Chương trình hành động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các đơn vị trong ngành Công Thương đã bám sát chủ trương của Cuộc vận động và có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong việc triển khai, thực hiện nên đã thu hút được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề cho việc triển khai hiệu quả Chương trình trong những năm tiếp theo.
Trong hệ thống siêu thị hiện nay, 70-80% là hàng sản xuất trong nước (trong đó hệ thống siêu thị của Saigon Coop có tới trên 90%, hệ thống Vinatex Mart 100% là hàng trong nước).
Tỷ lệ tiêu dùng hàng Việt Nam thời gian qua cũng tăng lên mạnh mẽ đồng thời chất lượng hàng hóa trong nước cũng được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, môi trường kinh doanh nói chung trong lĩnh vực thương mại nói riêng được tạo lập ngày một hoàn thiện, minh bạch, ổn định.
Quản lý nhà nước cũng từ chỗ chỉ tập trung xây dựng khung khổ pháp lý để quản lý doanh nghiệp và hàng hóa lưu thông trên thị trường là chủ yếu đang từng bước chuyển sang xây dựng chính sách, giải pháp phục vụ cho quản lý quá trình phát triển.
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam hoạt động khá tích cực và hiệu quả, đã trở thành cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau và là nơi tham mưu cho các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối, đôn đốc các thành viên hưởng ứng Cuộc vận động này.
Chia sẻ kinh nghiệm của một nhà bán lẻ thuần Việt nhiều năm gắn bó với người tiêu dùng Việt và đồng hành cùng hàng Việt, bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Coopmart cho hay để thâm nhập tốt kênh phân phối hiện đại và thị trường nói chung, các nhà sản xuất hàng Việt nên chú trọng vào chất lượng hàng hóa bởi đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu và phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Cùng với đó là giá thành sản phẩm, vì với chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn sẽ tạo ra thế mạnh của hàng Việt có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Đặc biệt hơn trong thời đại công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhà sản xuất nào bạo dạn đầu tư công nghệ mới nhằm tạo ra những sản phẩm có tính năng vượt trội, có mẫu mã kiểu dáng hấp dẫn đón đầu xu hướng tiêu dùng sẽ có được lợi thế "tiên phong" và dễ dàng thâm nhập nhanh thị trường. Việc xây dựng và lựa chọn kênh phân phối phù hợp, gắn bó, có độ bao phủ cao sẽ góp phần lớn vào sự thành công của một thương hiệu Việt.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn
Nhận định về những khó khăn tồn tại của ngành bán lẻ, bà Nga cho rằn hiện nay tỷ lệ thương mại hiện đại so với truyền thống của Việt Nam còn thấp, dù các doanh nghiệp đã chú trọng phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại song còn chậm do nhiều lý do như ít vốn, khó khăn về mặt bằng, khả năng chiếm lĩnh thị trường hạn chế, chưa mạnh dạn đầu tư ... dẫn đến việc thiếu cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại hình bán lẻ.
Không những thế, chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước chưa phong phú, khối lượng hàng hóa còn hạn chế, chất lượng sản phẩm chưa cao, mẫu mã bao bì chưa đẹp. Kinh nghiệm về trình độ quản lý cũng còn yếu, trang thiết bị chưa đạt yêu cầu và trình độ nhân viên bán hàng thiếu chuyên nghiệp.
Lưu ý hơn là vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn, hàng cũ, hàng nhái, sắp hết hạn sử dụng làm ảnh hưởng đến lợi ích, lòng tin của người tiêu dùng từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của Cuộc vận động Người Việt dùng hàng Việt.
Đại diện cho doanh nghiệp bán lẻ, bà Nguyễn Thị Hạnh kiến nghị Bộ Công Thương cần thiết có các chính sách thiết thực để hỗ trợ những nhà bán lẻ thuần Việt phát triển mạng lưới thuận lợi, đồng thời quy hoạch mạng lưới bán lẻ phù hợp với áp dụng thực hiện các nguyên tắc về tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) trước khi cấp phép đầu tư, mở thêm chi nhánh đối với nhà bán lẻ nước ngoài.
Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa các nhà bán lẻ trong nước, giữa các nhà bán lẻ thuần Việt và sản xuất hàng Việt. Ngoài ra, tiếp tục quan tâm hình thức mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình sản xuất, giá cả hợp lý và luôn là người bạn đồng hành với các nhà bán lẻ trong việc kinh doanh hàng Việt.
Để tiếp tục triển khai tốt hơn nữa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," góp phần kích thích tiêu dùng, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa Việt Nam nhất là trong hệ thống bán lẻ hiện đại, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết thời gian tới Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp với Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, các Bộ ngành liên quan, các địa phương, các tổ chức chính trị-kinh tế-xã hội, các Hiệp hội ngành nghề... tăng cường và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền hàng Việt trong các kênh phân phối bán lẻ, trong đó có hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại.
Mặt khác, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong phạm vi không vi phạm các cam kết mở cửa thị trường như hỗ trợ đào tạo, tư vấn pháp lý, tiếp thị và xúc tiến thương mại; các biện pháp ưu tiên về mặt bằng, hạ tầng; ưu đãi thuế, phí, tiếp cận tín dụng thuận lợi... cũng như chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phân phối trong nước tiếp thu vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ các tập đoàn uy tín trên thế giới.
Cùng đó, các địa phương tạo điều kiện tăng cường các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, bảo đảm nguồn cung sản phẩm có chất lượng và độ an toàn ổn định, bền vững, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa.
Tới đây Bộ Công Thương tiếp tục phát triển đa dạng kết cấu hạ tầng thương mại tại các địa phương, nhất là các loại hình bán lẻ hiện đại để đạt mục tiêu Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng 2030, phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ lên 40% vào năm 2020.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ hướng tới để chống đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trước mắt, trong thời điểm tổng kết 3 năm Bộ Chính trị phát động Cuộc vận động, Ban chỉ đạo Chương trình hành động Bộ Công Thương sẽ phát động triển khai Tuần hàng Việt trên địa bàn cả nước dự kiến vào tuần thứ 4 của tháng 10/2012./.
Uyên Hương (TTXVN)