Bangladesh xét xử các nghi can trong vụ sập tổ hợp may mặc

Ngày 18/7, một tòa án ở Bangladesh đã chính thức buộc tội giết người đối với 38 đối tượng liên quan tới vụ sập một khu tổ hợp may mặc ba năm về trước làm hơn 1.100 người thiệt mạng.
Bangladesh xét xử các nghi can trong vụ sập tổ hợp may mặc ảnh 1Nhân viên cứu hộ tìm kiếm người sống sót sau sự sụp đổ của khu tổ hợp may Rana Plaza ở Savar, hồi tháng 4/2013. (Nguồn: AP)

Ngày 18/7, một tòa án ở Bangladesh đã chính thức buộc tội giết người đối với 38 đối tượng liên quan tới vụ sập một khu tổ hợp may mặc ba năm về trước làm hơn 1.100 người thiệt mạng.

38 bị cáo này là những người đầu tiên bị đưa ra xét xử liên quan tới vụ sập khu tổ hợp may Rana Plaza ở Savar, ngoại ô thủ đô Dhaka hồi tháng 4/2013.

Phát biểu tại phiên tòa, công tố viên Abdul Mannan cho biết trong số toàn bộ 41 người bị cáo buộc tội giết người, trong đó có chủ nhân tòa nhà Sohel Rana, có 38 người bị chính thức kết tội ngộ sát, 3 người còn lại bị kết tội giúp tội phạm chính Ranan tẩu thoát.

Các bị cáo có thể phri đối mặt với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Tuần trước, tòa án Dhaka đã yêu cầu xét xử 18 đối tượng, trong đó có Rana và bố mẹ của anh ta vì tội vi phạm quy định về xây dựng và mở rộng trái phép tòa nhà 6 tầng theo phê duyệt ban đầu là một trung tâm mua sắm thành tổ hợp máy mặc 10 tầng.

Những người sống sót kể lại rằng họ bị Rana ép buộc làm việc trong tòa nhà bất chấp những cảnh báo về các vết nứt ngày càng lớn trên tường nhà.

Vụ sập tòa nhà Rana Plaza 9 tầng xảy ra ngày 24/4/2013 là thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử Bangladesh và là một trong những thảm họa nghiêm trọng nhất trong ngành công nghiệp thế giới.

Ít nhất 1.138 đã thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương. Đội cứu hộ đã vật lộn nhiều tuần để tìm kiếm các thi thể nạn nhân trong đống đổ nát, song một số người vẫn mất tích.

Thảm họa trên báo động về vấn đề an toàn trong ngành may mặc của Bangladesh cũng như làm dấy lên quan ngại toàn cầu./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục