Chứng khoán Mỹ đã để tuột mất đà tăng mạnh trong phiên trước để rồi quay đầu đi xuống trong phiên giao dịch ngày 20/2, sau khi báo cáo của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy sự chia rẽ giữa các ý kiến về các kế hoạch thu mua trái phiếu, khi một số nhà chức trách Mỹ đề xuất nên giảm bớt các chương trình thu mua trái phiếu trước khi thị trường việc làm được cải thiện.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 108,13 điểm, tương đương 0,77%, đóng cửa ở mức 13.927,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 18,99 điểm (1,24%) xuống 1.511,95 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 49,18 điểm (1,53%) xuống 3,164.41 điểm.
Ngay từ đầu hầu hết các chỉ số chứng khoán Phô Wall đều khai phiên với "sắc đỏ," trái ngược với diễn biến tích cực của phiên trước đó, do tâm lý của giới đầu tư bị tác động bởi các số liệu trái chiều về thị trường nhà đất và chỉ số giá bán buôn.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công tại nước này trong tháng 1/2013 chỉ đạt mức 890.000 căn, giảm 8,5% so với tháng trước đó. Mức suy giảm này đã được dự đoán từ trước song số nhà xây mới trong tháng 1 vừa qua vẫn thấp hơn mức ước tính của giới phân tích là 914.000 căn và cao hơn mức trung bình của năm 2012 là 780 căn.
Thêm vào đó, xu hướng giảm điểm của thị trường cổ phiếu Mỹ còn được thúc đẩy mạnh hơn sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp hồi tháng 1/2013 cho hay nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng có định lượng (QE) đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi nước này chứng kiến mức tăng trưởng âm trong quý IV/2012.
Trước khả năng Fed phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư (VIX) đã tăng 19,3% - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, đà tăng điểm của các thị trường chứng khoán châu Âu đã bị chặn đứng và diễn biến tại các sàn giao dịch đã bị phân hóa rõ rệt.
Việc tập đoàn kinh doanh bảo hiểm RSA của Anh và hãng hàng không lớn nhất nước Đức Lufthansa bất ngờ cắt giảm cổ tức cũng tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán khu vực này. Kết thúc phiên 20/2, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,26% lên 6.395,37 điểm.
Tuy nhiên chỉ số CAC 40 của Pháp lại giảm 0,30%, đóng cửa ở mức 3.709,88 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,30% và chốt phiên ở mức 7.728,90 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 21/2 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán cũng đua nhau rút điểm, theo chân xu hướng đi xuống của Phố Wall. Mở cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 63,55 điểm (0,55%) xuống 11.404,73 điểm. Dù giới đầu tư cảm thấy thất vọng trước biên bản cuộc họp của Fed, song mức giảm của chỉ số Nikkei vẫn còn hạn chế nhờ sự suy yếu của đồng yen.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt hạ 31,39 điểm (1,31%) và 328,29 điểm (1,41%), xuống 2.365,79 điểm và 22.979,12 điểm./.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 108,13 điểm, tương đương 0,77%, đóng cửa ở mức 13.927,54 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 18,99 điểm (1,24%) xuống 1.511,95 điểm; trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite mất 49,18 điểm (1,53%) xuống 3,164.41 điểm.
Ngay từ đầu hầu hết các chỉ số chứng khoán Phô Wall đều khai phiên với "sắc đỏ," trái ngược với diễn biến tích cực của phiên trước đó, do tâm lý của giới đầu tư bị tác động bởi các số liệu trái chiều về thị trường nhà đất và chỉ số giá bán buôn.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, số nhà mới khởi công tại nước này trong tháng 1/2013 chỉ đạt mức 890.000 căn, giảm 8,5% so với tháng trước đó. Mức suy giảm này đã được dự đoán từ trước song số nhà xây mới trong tháng 1 vừa qua vẫn thấp hơn mức ước tính của giới phân tích là 914.000 căn và cao hơn mức trung bình của năm 2012 là 780 căn.
Thêm vào đó, xu hướng giảm điểm của thị trường cổ phiếu Mỹ còn được thúc đẩy mạnh hơn sau khi Fed công bố biên bản cuộc họp hồi tháng 1/2013 cho hay nhiều quan chức thuộc cơ quan này đã tỏ ra lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn của kế hoạch mua trái phiếu, hay còn được gọi là chương trình nới lỏng có định lượng (QE) đối với đà tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, nhất là sau khi nước này chứng kiến mức tăng trưởng âm trong quý IV/2012.
Trước khả năng Fed phải làm chậm, thậm chí là dừng QE, chỉ số đo lường trạng thái bất ổn của nhà đầu tư (VIX) đã tăng 19,3% - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2011.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, đà tăng điểm của các thị trường chứng khoán châu Âu đã bị chặn đứng và diễn biến tại các sàn giao dịch đã bị phân hóa rõ rệt.
Việc tập đoàn kinh doanh bảo hiểm RSA của Anh và hãng hàng không lớn nhất nước Đức Lufthansa bất ngờ cắt giảm cổ tức cũng tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán khu vực này. Kết thúc phiên 20/2, tại London, chỉ số FTSE 100 tăng 0,26% lên 6.395,37 điểm.
Tuy nhiên chỉ số CAC 40 của Pháp lại giảm 0,30%, đóng cửa ở mức 3.709,88 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này, tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 0,30% và chốt phiên ở mức 7.728,90 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 21/2 tại thị trường châu Á, các chỉ số chứng khoán cũng đua nhau rút điểm, theo chân xu hướng đi xuống của Phố Wall. Mở cửa, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 63,55 điểm (0,55%) xuống 11.404,73 điểm. Dù giới đầu tư cảm thấy thất vọng trước biên bản cuộc họp của Fed, song mức giảm của chỉ số Nikkei vẫn còn hạn chế nhờ sự suy yếu của đồng yen.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite và Hang Seng của hai thị trường chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng lần lượt hạ 31,39 điểm (1,31%) và 328,29 điểm (1,41%), xuống 2.365,79 điểm và 22.979,12 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)