Báo cáo năm 2020 của Allianz: 10 thách thức của đại dịch COVID-19 đối với ngành vận tải biển

SINGAPORE – Media OutReach – Theo báo cáo thường niên mới nhất của Allianz Global Corporate & Specialty SE (AGCS) có tiêu đề Safety & Shipping Review 2020 (tạm dịch: Đánh giá về an toàn và vận tải bằng đường biển năm 2020), trong năm 2019, vùng biển châu Á chứng kiến 1/3 số tàu lớn bị mất […]

SINGAPORE – Media OutReach – Theo báo cáo thường niên mới nhất của Allianz Global Corporate & Specialty SE (AGCS) có tiêu đề Safety & Shipping Review 2020 (tạm dịch: Đánh giá về an toàn và vận tải bằng đường biển năm 2020), trong năm 2019, vùng biển châu Á chứng kiến 1/3 số tàu lớn bị mất (chìm, lật…) trên biển so với tổng số tàu bị thiệt hại trên toàn cầu, ngay cả trong bối cảnh tổn thất vận chuyển lớn đang ở mức thấp kỷ lục, giảm hơn 20% so với năm 2018. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 có thể gây nguy hiểm cho những cải tiến an toàn lâu dài trong ngành vận tải biểntrong năm 2020 và những năm tiếp theo, vì điều kiện hoạt động khó khăn và tình trạng suy thoái kinh tế sâu sắc đặt ra nhiều thách thức mới.

Ông Baptiste Ossena, Giám đốc Sản phẩm bảo hiểm toàn cầu chuyên về thân tàu của AGCS cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã bùng phát tại một thời điểm rất khó khăn cho ngành hàng hải, khi cùng lúc phải tìm cách giải quyết nhiều vấn đề như tìm cách giảm lượng khí thải, ứng phó với biến đổi khí hậu, rủi ro chính trị cùng các vấn đề khác như hỏa hoạn trên tàu… Hiện tại, khu vực này cũng phải đối mặt với nhiệm vụ hoạt động trong một thế giới rất khác, với những tác động về kinh tế và sức khỏe cộng đồng không chắc chắn do ảnh hưởng của đại dịch”.

Báo cáo hàng năm của AGCS phân tích tổn thất vận chuyển với các tàu có trọng tải trên 100 tấn (GT) và cũng xác định 10 thách thức của đại dịch COVID-19 đối với ngành vận tải biển có thể ảnh hưởng đến an toàn và quản lý rủi ro. Trong năm 2019, trên toàn thế giới, đã có tổng cộng 41 tàu bị thiệt hại giảm từ 53 so với năm 2018. Điều này thể hiện sự sụt giảm khoảng 70% trong 10 năm và là kết quả của những nỗ lực bền vững trong các lĩnh vực quản lý, đào tạo và tiến bộ công nghệ… Kể từ đầu năm 2010 đến nay, đã có tổng cộng hơn 950 tàu bị tổn thất trên toàn thế giới.

Các địa điểm có mức rủi ro cao nhất và các tàu bị ảnh hưởng nhiều nhất

Theo báo cáo, khu vực hàng hải ở Biển Đông, Đông Dương, Indonesia và Philippines vẫn là địa điểm ghi nhận nhiều tổn thất, mất mát nhất, với 12 tàu trong năm 2019 và 228 tàu trong thập kỷ qua – chiếm 1/4 tổng số các tổn thất. Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Bắc Trung Quốc đã chứng kiến ​​2 tàu bị hư hỏng hoàn toàn trong năm 2019 và là nơi mất mát lớn thứ ba, với 104 tàu bị mất, bị chìm kể từ năm 2010. Mức độ thương mại cao, đường vận tải bận rộn, đội tàu cũ, có nhiều cơn bão và vấn đề an toàn trên một số tuyến phà nội địa… là những yếu tố chính góp phần gây nên tình trạng mất an toàn với các tàu. Tuy nhiên, trong năm 2019, số tàu bị mất, bị chìm… đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp, phản ánh xu hướng chung trên toàn cầu.

Tàu chở hàng (15 chiếc) chiếm hơn 1/3 số tàu bị mất mát, hư hòng hoàn toàn trong năm 2019, hầu hết trong số đó ở vùng biển Đông Nam Á. Tàu bị hỏng (chìm / lật) là nguyên nhân chính của tất cả các tổn thất, chiếm tới 3/4 (31 chiếc). Thời tiết xấu chiếm 1/5 nguyên nhân gây ra tổn thất. Các vấn đề với các hãng vận chuyển ô tô và các tàu roll-on/roll-off (ro-ro – các tàu được thiết kế để chở các loại hàng hóa có bánh xe như ô tô, rơ móc, toa xe hoả…) vẫn là một trong những vấn đề an toàn lớn nhất. Tổng thiệt hại liên quan đến các tàu ro-ro tăng lên hàng năm, cũng như các sự cố nhỏ hơn (tăng 20%).

Số sự cố vận chuyển nhỏ hơn đang gia tăng

Trong khi tổng thiệt hại tiếp tục có xu hướng giảm một cách tích cực,thì số lượng sự cố vận chuyển được báo cáo (2.815 vụ) tăng 5% so với năm trước, do máy móc hư hỏng, gây ra hơn 1/3 sự cố (1.044 vụ). Việc gia tăng các sự cố ở vùng biển thuộc Quần đảo Anh, Biển Bắc, Eo biển Manche và Vịnh Biscay (605 vụ), có nghĩa là các khu vực trên đã thay thế Đông Địa Trung Hải trở thành điểm nóng hàng đầu, lần đầu tiên kể từ năm 2011, chiếm 1/5 sự cố trên toàn thế giới. Tương tự, các sự cố ở khu vực Nam Trung Quốc, Đông Dương, Indonesia và Philippines cũng tăng 21 vụ so với tổng số 255 trong năm 2019, khiến khu vực này trở thành khu vực có số sự cố cao thứ ba trên thế giới .

Có gần 200 vụ cháy được báo cáo trên các tàu trong năm qua, tăng 13% so với năm 2018. với 5 vụ cháy rụi hoàn toàn trong năm 2019. Hàng hóa khai báo sai cũng là một nguyên nhân chính. Thực hiện các bước để giải quyết vấn đề này là rất quan trọng, vì nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn khi các tàu ngày càng có xu hướng lớn hơn và phạm vi vận chuyển hàng hóa cũng phát triển mạnh hơn. Hóa chất và ắc quy ngày càng được vận chuyển trong các thùng chứa và có nguy cơ hỏa hoạn nghiêm trọng nếu chúng được khai báo sai hoặc cất nhầm.

Các thách thức do Virus Corona chủng mới (SARS- CoV-2)

Ngành vận tải biển đã tiếp tục hoạt động ngay cả khi đại dịch hoành hành, bất chấp sự gián đoạn tại các cảng và thay đổi đội ngũ thủy thủ. Trong khi bất kỳ sự giảm bớt nào trong các chuyến đi do hạn chế bởi đại dịch COVID-19 đều có thể thấy hoạt động mất mát tạm thời giảm, báo cáo nhấn mạnh 10 thách thức có thể làm tăng rủi ro. Trong số này là:

Việc không thể thay đổi thủy thủ đoàn đang ảnh hưởng đến phúc lợi của các thủy thủ, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng sai sót, lỗi của con người trên tàu.Sự gián đoạn của công tác bảo trì và bảo dưỡng thiết yếu làm tăng nguy cơ hư hỏng máy móc, vốn là một trong những nguyên nhân chính của các yêu cầu, khiếu nại đòi chi trả bảo hiểm.Các cuộc điều tra theo luật định giảm hoặc trì hoãn và các cuộc kiểm tra tại cảng ít hơn có thể dẫn đến các việc thực thi không an toàn hoặc thiết bị có lỗi không bị phát hiện.Thiệt hại hàng hóa và sự chậm trễ có thể là do chuỗi cung ứng đang bị căng thẳng.Khả năng ứng phó nhanh với tình huống khẩn cấp cũng có thể bị tổn hại do hậu quả đối với các sự cố lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài.Số lượng tàu du lịch và tàu chở dầu phải nằm không tại cảng một thời gian dài gây ra nhiều rủi ro tài chính, trong đó nhiều tàu neo đậu tại các khu vực thường xuyên có bão ở châu Á hoặc ở Bắc Mỹ.

Ông Rahul Khanna, Trưởng Bộ phận Tư vấn rủi ro hàng hải toàn cầu của AGCS nhận định: “Chủ tàu cũng phải đối mặt với áp lực chi phí bổ sung từ sự suy thoái của nền kinh tế và thương mại. Chúng tôi biết từ những suy thoái trong quá khứ rằng, ngân sách lương dành cho đội ngũ thủy thủ và công tác bảo trì là một trong những lĩnh vực đầu tiên có thể bị cắt giảm. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của tàu và máy móc, có thể gây ra thiệt hại hoặc hỏng hóc. Điều quan trọng là các tiêu chuẩn an toàn và bảo trì không được bị ảnh hưởng bởi bất kỳ sự suy giảm nào”.

Căng thẳng địa chính trị và tác động của kỹ thuật số tới an toàn vận chuyển mạng

Trong khi đó, các sự kiện căng thẳng ở Vịnh Ô-man và Biển Đông cho thấy, các cuộc cạnh tranh về chính trị, lãnh hải đang ngày càng diễn ra trên biển và vận tải biển sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các tranh chấp địa chính trị. Rủi ro chính trị gia tăng và tình trạng bất ổn trên toàn cầu có ảnh hưởng bất lợi đối với việc vận chuyển, chẳng hạn như khả năng đảm bảo an toàn cho đội ngũ thủy thủ và việc ra vào cảng. Ngoài ra, nạn cướp biển cũng là mối đe dọa lớn,với Vịnh Guinea đang nổi lên trở thành điểm nóng toàn cầu. Châu Mỹ Latinh chứng kiến ​​các vụ cướp có vũ trang gia tăng và nạn cướp biển ở eo biển Malacca, Singapore vẫn rất đáng lo ngại.

Các chủ tàu cũng ngày càng lo ngại về triển vọng của các cuộc xung đột trên mạng . Ngày càng có nhiều cuộc tấn công giả mạo GPS vào tàu, đặc biệt là ở Trung Đông và Trung Quốc, trong khi đã có báo cáo về sự gia tăng tới 400% trong các vụ tấn công mạng nhằm vào lĩnh vực hàng hải, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Các rủi ro khác trong Báo cáo Đánh giá về an toàn và vận tải bằng đường biển năm 2020 của AGCS bao gồm:

Các mục tiệu cắt giảm khí thải sẽ định hình rủi ro vận tải biển trong những năm tới. Mục tiêu giảm một nửa lượng khí thải CO2 vào năm 2050. sẽ đòi hỏi ngành vận tải tàu biển phải thay đổi hoàn toàn nhiên liệu, công nghệ động cơ và thậm chí cả thiết kế tàu. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, mức lưu huỳnh cho phép trong dầu nhiên liệu cho vận tải biển đã bị cắt giảm. Tuy nhiên, việc tuân thủ không đơn giản và vấn đề mới nảy sinh có thể dẫn đến sự gia tăng các yêu cầu bồi thường thiệt hại máy móc. Cuối cùng, việc khử carbon cũng sẽ có ý nghĩa về quy định, hoạt động và danh tiếng. Tiến trình giải quyết biến đổi khí hậu có thể bị đình trệ với sự tập trung vào đối phó với đại dịch COVID-19. Điều này sẽ không được phép xảy ra.Công nghệ mới không phải là thuốc chữa bách bệnh, nhưng là công cụ ngày càng hữu ích Công nghệ vận tải biển có thể là yếu tố tích cực cho sự an toàn và giải quyết khiếu nại đòi bảo hiểm và đang ngày càng được triển khai để chống lại một số rủi ro được nêu trong báo cáo – từ việc giảm nguy cơ hỏa hoạn trên tàu thông qua giám sát nhiệt độ của hàng hóa đến khả năng tích hợp các hệ thống xử lý nhờ vào thiết bị không người lái (drone) trong tương lai. Việc tăng cường sử dụng các hệ thống điều khiển công nghiệp để giám sát và bảo dưỡng động cơ có thể làm giảm đáng kể thiệt hại máy móc và sự cố hỏng hóc, một trong những nguyên nhân lớn nhất của các khiếu nại yêu cầu đòi bồi thường.Các tàu kém may mắn – Các tàu dễ bị tai nạn nhất trong năm ngoái là hai phà được sử dụng vận chuyển hàng hóa và hành khách giữa các đảo ở Hy Lạp và một tàu chuyên vận chuyển hàng rời ở Bắc Mỹ, tất cả đều liên quan đến 6 sự cố khác nhau

Thông tin về Allianz Global Corporate & Specialty
Allianz Global Corporate & Special (AGCS) là một hãng bảo hiểm doanh nghiệp hàng đầu thế giới và là đơn vị kinh doanh chính của Allianz Group. AGCS cung cấp các tư vấn rủi ro, các giải pháp bảo hiểm tài sản-tai nạn và chuyển giao rủi ro thay thế cho một loạt các rủi ro thương mại, doanh nghiệp và đặc biệt trên 10 ngành nghề kinh doanh chuyên dụng.

Khách hàng của AGCS rất đa dạng từ các công ty có trong Danh sách Fortune Global 500 đến các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Trong số đó không chỉ có các thương hiệu tiêu dùng lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ và ngành hàng không và vận chuyển toàn cầu, mà còn có các nhà máy rượu vang, nhà điều hành vệ tinh hoặc sản xuất phim Hollywood. Tất cả khách hàng đều trông chờ vào AGCS để có câu trả lời thông minh cho những rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất của họ trong môi trường kinh doanh đa quốc gia năng động và tin tưởng AGCS cung cấp trải nghiệm khiếu nại nổi bật.

Trên toàn thế giới, AGCS hoạt động với các nhóm riêng của mình tại 32 quốc gia và thông qua mạng lưới Allianz Group và các đối tác tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, sử dụng hơn 4.450 nhân viên. Là một trong những đơn vị bảo hiểm Tài sản-Thương vong lớn nhất của Allianz Group, AGCS được hỗ trợ bởi xếp hạng tài chính mạnh mẽ và ổn định. Năm 2019, AGCS đã tạo ra tổng cộng 9,1 tỷ euro phí bảo hiểm ttrên toàn cầu.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập http://www.agcs.allianz.com hoặc theo dõi AGCS trên Twitter @AGCS_Insurance và LinkedIn.

Tin cùng chuyên mục