Trong phiên giao dịch buổi chiều ngày 14/9, giá dầu châu Á quay đầu đi xuống, trong bối cảnh tâm lý của giới đầu tư bị đè nặng bởi những lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp và Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) quyết định hạ mức dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2011 và 2012.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 1,48 USD, xuống còn 88,73 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 59 cent, xuống còn 111,30 USD/thùng.
Chuyên gia hàng hóa thuộc ngân hàng ANZ tại Singapore cho biết tình trạng giá cả biến động thất thường diễn ra trên hầu hết các thị trường hàng hóa trong thời gian gần đây, khi mà nguy cơ Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Lãnh đạo ba nước là Đức, Pháp và Hy Lạp đã nhất trí tổ chức một cuộc hội đàm mới nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ đang “hoành hành” tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), dự kiến sẽ diễn ra chiều muộn ngày 14/9, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các nước nỗ lực hơn nữa để bình ổn thị các trường hàng hóa đang biến động không ngừng.
Nhiều chuyên gia phân tích cho biết những nỗ lực tăng sản lượng dầu thô của Libya sau khi lật đổ Chính quyền Muammar Gaddafi vẫn còn bị đe dọa khi mà lực lượng trung thành với ông Gaddafi vừa tấn công cơ sở sản xuất dầu thô của nước này vào ngày 12/9.
Hòa thêm vào không khí ảm đạm của thị trường dầu, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây đã quyết định cắt giảm mức dự báo về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 200.000 và 400.000 thùng/ngày, do tác động từ sự suy thoái của kinh tế thế giới.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong năm nay chỉ đạt 87,99 triệu thùng/ngày, giảm so với mức ước tính trước đó là 88,14 triệu thùng/ngày. Những thông tin tiêu cực này chính là nhân tố đẩy giá dầu đi xuống.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (13/9) tại Mỹ, giá dầu biến động trái chiều, sau khi Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cắt giảm mức dự báo về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2011 và 2012. Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư cũng trở nên hoang mang hơn bởi những đồn đoán cho rằng báo cáo hàng tuần sắp được công bố về lượng dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ đem tới những thông tin tiêu cực.
Chốt phiên này, tại thị trường New York giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 2,02 USD, lên 90,21 USD/thùng, đánh dấu sự trở lại của giá dầu này chạm ngưỡng 90 USD/thùng kể từ ngày 3/8/2011.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm 36 cent, xuống 111,89 USD/thùng./.
Chốt phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu thô ngọt nhẹ, hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 10/2011 giảm 1,48 USD, xuống còn 88,73 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 59 cent, xuống còn 111,30 USD/thùng.
Chuyên gia hàng hóa thuộc ngân hàng ANZ tại Singapore cho biết tình trạng giá cả biến động thất thường diễn ra trên hầu hết các thị trường hàng hóa trong thời gian gần đây, khi mà nguy cơ Hy Lạp rơi vào tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Lãnh đạo ba nước là Đức, Pháp và Hy Lạp đã nhất trí tổ chức một cuộc hội đàm mới nhằm thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ đang “hoành hành” tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), dự kiến sẽ diễn ra chiều muộn ngày 14/9, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi các nước nỗ lực hơn nữa để bình ổn thị các trường hàng hóa đang biến động không ngừng.
Nhiều chuyên gia phân tích cho biết những nỗ lực tăng sản lượng dầu thô của Libya sau khi lật đổ Chính quyền Muammar Gaddafi vẫn còn bị đe dọa khi mà lực lượng trung thành với ông Gaddafi vừa tấn công cơ sở sản xuất dầu thô của nước này vào ngày 12/9.
Hòa thêm vào không khí ảm đạm của thị trường dầu, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) mới đây đã quyết định cắt giảm mức dự báo về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2011 và 2012 lần lượt là 200.000 và 400.000 thùng/ngày, do tác động từ sự suy thoái của kinh tế thế giới.
Trong khi đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới trong năm nay chỉ đạt 87,99 triệu thùng/ngày, giảm so với mức ước tính trước đó là 88,14 triệu thùng/ngày. Những thông tin tiêu cực này chính là nhân tố đẩy giá dầu đi xuống.
Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (13/9) tại Mỹ, giá dầu biến động trái chiều, sau khi Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cắt giảm mức dự báo về nhu cầu năng lượng toàn cầu trong năm 2011 và 2012. Bên cạnh đó, tâm lý của giới đầu tư cũng trở nên hoang mang hơn bởi những đồn đoán cho rằng báo cáo hàng tuần sắp được công bố về lượng dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ đem tới những thông tin tiêu cực.
Chốt phiên này, tại thị trường New York giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10/2011 tăng 2,02 USD, lên 90,21 USD/thùng, đánh dấu sự trở lại của giá dầu này chạm ngưỡng 90 USD/thùng kể từ ngày 3/8/2011.
Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm 36 cent, xuống 111,89 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)