Trở lại một trong những vùng rốn lũ năm 2009 của huyện Tuy An (tỉnh Phú Yên) là xã An Ninh Tây, tôi thật sự bàng hoàng khi nhận thấy nhiều hộ dân nhà bị sập vẫn chưa có nơi ở mới. Họ phải sống trong những ngôi nhà tạm bợ còn sót lại sau lũ không biết sập lúc nào hoặc dưới những mái lều.
Ăn ở tạm bợ
Nhà anh Võ Văn Huệ nằm gần bờ sông Bình Bá với diện tích khoảng 45m2 bị trận lũ vào tối ngày 2/11/2009 cuốn trôi hoàn toàn, chỉ còn duy nhất một bức tường. Kể từ đó đến nay gần tám tháng trời cả gia đình anh gồm 4 người phải chấp nhận sống chui trong một mái lều không quá 5m2. Vào mùa hè như thế này nếu đi trên đường còn dễ thở hơn là chui vào túp lều của gia đình anh Huệ.
Anh Huệ tâm sự: “Hồi trước nhà tôi dài 10 thước, ngang 4,5 thước nhưng trận lũ kéo trôi hết, chỉ còn duy nhất một bức tường. Gia đình phải sống tạm bợ trong túp lều lợp tấm bạt. Mà tấm bạt đã thay lần thứ hai rồi nhưng vẫn chưa có đất ở. Ban đêm hai đứa con nằm trên bộ ván tạm bợ, còn vợ chồng tôi nằm dưới đất.”
Đi xa hơn một chút là nhà của anh Phạm Văn Bình ở thôn Hội Phú cũng chỉ còn một phòng tạm bợ rộng vài mét vuông ở phía sau với mái ngói vẫn còn nhiều lỗ trống mặc cho mưa, nắng dội vào. Trước mặt nhà vẫn còn những dấu vết của trận lũ để lại với những thanh đà bằng bêtông bị gãy nằm chỏng chơ giữa trời. Nguồn sống của cả gia đình 4 miệng ăn bây giờ chỉ dựa duy nhất vào 400m2 lúa mới vừa cải tạo xong.
Anh Bình than thở: “Từ khi bão lũ đến nay gia đình tôi vẫn phải ở chui lủi ở phần phía sau còn lại của ngôi nhà mà thôi. Nhà chỉ canh tác 1,6 sào lúa nhưng bị bồi lấp sâu cả mét nên không làm được. Vừa rồi gia đình phải tự cải tạo được một nửa và mới vừa sạ xong vụ hè thu.”
Dân cần nhưng...
Đến nay 2 trong số 27 hộ có nhà sập với mức thiệt hại từ 70% đến 100% ở xã An Ninh Tây vẫn chưa có nơi ở mới. Trao đổi với các hộ dân họ đều đồng ý đi tái định cư sau khi được Ủy ban Nhân dân xã mời lên ký vào biên bản đăng ký. Thế nhưng, điều đáng nói là kể từ lúc đặt bút ký, tuy đã lâu nhưng đến nay người dân vẫn chưa thấy "động tĩnh" gì.
Chị Bùi Thị Kim Liên, vợ anh Huệ cho biết: “Họ (Ủy ban Nhân dân xã - PV) mời tới trụ sở từ ngày 9 tháng giêng âm lịch (22/2/2010-PV) nay đã 4 tháng mà chưa thấy gì. Ở trong cái chòi này hễ mưa thì dột còn nóng thì chịu không nổi.”
Anh Huỳnh Văn Dưỡng có nhà sập nhưng mức thiệt hại ít hơn rất nhiều so với nhà anh Huệ, anh Bình và được chính quyền đồng ý giao đất tái định cư nhưng cũng trong tình cảnh như những hộ khác. Anh Dưỡng tỏ ra bức xúc không kém:”Tôi cũng xin tái định cư nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa giải quyết, chờ lâu quá nên nhờ cấp trên sớm giải quyết để có nơi ăn chỗ ở ổn định.”
Ngày 23/6, trao đổi với phóng viên TTXVN, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Ninh Tây ông Nguyễn Văn Ninh cho biết: “ Những nhà bị sập hoặc bị hư hại do bão lũ lịch sử vừa qua đã được Nhà nước hổ trợ ổn định đời sống nhưng còn 27 hộ có nhà sập từ 70% đến 100% vẫn chưa có nơi ở mới.”
Ông Ninh nói rằng 27 hộ nói trên được Ủy ban Nhân dân xã đưa vào 3 khu tái định cư ở thôn Hội Phú, Xuân Phu và Tiên Châu với diện tích đất ở dự kiến từ 100 đến 200m2/hộ.
Tuy nhiên cho đến nay các khu tái định cư này vẫn còn nằm trên giấy vì Ủy ban Nhân dân xã mới lập hồ sơ trình lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy An để từ đó tiến hành quy trình lập thủ tục thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng mới có cơ sở giao đất cho dân, mà quyết định cuối cùng đối với xây dựng các khu tái định cư này là Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên. Quy trình này dự kiến sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về văn bản của Ủy ban Nhân dân xã trình lên huyện khi nào, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Ninh Tây cho biết “Văn bản này mới xong cách đây hai tuần.”
Điều đó chứng tỏ trách nhiệm trước hết là cấp ủy cũng như chính quyền xã An Ninh Tây chưa quan tâm đến cuộc sống của hàng trăm người dân đang rất cần một nơi ở ổn định. Trong khi đó, như khu tái định cư Hội Phú dự kiến xây dựng với diện tích hơn 2.000m2 dùng để cấp đất cho 10 hộ trong thôn do chưa thu hồi nên người dân đã sạ lúa hè thu. Do vậy, nếu muốn thu hồi đất buộc phải tiến hành sau vụ thu hoạch. Lúc ấy Phú Yên bắt đầu vào mùa mưa bão. Và điều đó đồng nghĩa với những hộ dân này có thể phải tiếp tục sống chung với bão trong những căn nhà, mái lều tạm bợ.
Chẳng lẽ người dân phải chịu thiệt nữa sao?./.
Ăn ở tạm bợ
Nhà anh Võ Văn Huệ nằm gần bờ sông Bình Bá với diện tích khoảng 45m2 bị trận lũ vào tối ngày 2/11/2009 cuốn trôi hoàn toàn, chỉ còn duy nhất một bức tường. Kể từ đó đến nay gần tám tháng trời cả gia đình anh gồm 4 người phải chấp nhận sống chui trong một mái lều không quá 5m2. Vào mùa hè như thế này nếu đi trên đường còn dễ thở hơn là chui vào túp lều của gia đình anh Huệ.
Anh Huệ tâm sự: “Hồi trước nhà tôi dài 10 thước, ngang 4,5 thước nhưng trận lũ kéo trôi hết, chỉ còn duy nhất một bức tường. Gia đình phải sống tạm bợ trong túp lều lợp tấm bạt. Mà tấm bạt đã thay lần thứ hai rồi nhưng vẫn chưa có đất ở. Ban đêm hai đứa con nằm trên bộ ván tạm bợ, còn vợ chồng tôi nằm dưới đất.”
Đi xa hơn một chút là nhà của anh Phạm Văn Bình ở thôn Hội Phú cũng chỉ còn một phòng tạm bợ rộng vài mét vuông ở phía sau với mái ngói vẫn còn nhiều lỗ trống mặc cho mưa, nắng dội vào. Trước mặt nhà vẫn còn những dấu vết của trận lũ để lại với những thanh đà bằng bêtông bị gãy nằm chỏng chơ giữa trời. Nguồn sống của cả gia đình 4 miệng ăn bây giờ chỉ dựa duy nhất vào 400m2 lúa mới vừa cải tạo xong.
Anh Bình than thở: “Từ khi bão lũ đến nay gia đình tôi vẫn phải ở chui lủi ở phần phía sau còn lại của ngôi nhà mà thôi. Nhà chỉ canh tác 1,6 sào lúa nhưng bị bồi lấp sâu cả mét nên không làm được. Vừa rồi gia đình phải tự cải tạo được một nửa và mới vừa sạ xong vụ hè thu.”
Dân cần nhưng...
Đến nay 2 trong số 27 hộ có nhà sập với mức thiệt hại từ 70% đến 100% ở xã An Ninh Tây vẫn chưa có nơi ở mới. Trao đổi với các hộ dân họ đều đồng ý đi tái định cư sau khi được Ủy ban Nhân dân xã mời lên ký vào biên bản đăng ký. Thế nhưng, điều đáng nói là kể từ lúc đặt bút ký, tuy đã lâu nhưng đến nay người dân vẫn chưa thấy "động tĩnh" gì.
Chị Bùi Thị Kim Liên, vợ anh Huệ cho biết: “Họ (Ủy ban Nhân dân xã - PV) mời tới trụ sở từ ngày 9 tháng giêng âm lịch (22/2/2010-PV) nay đã 4 tháng mà chưa thấy gì. Ở trong cái chòi này hễ mưa thì dột còn nóng thì chịu không nổi.”
Anh Huỳnh Văn Dưỡng có nhà sập nhưng mức thiệt hại ít hơn rất nhiều so với nhà anh Huệ, anh Bình và được chính quyền đồng ý giao đất tái định cư nhưng cũng trong tình cảnh như những hộ khác. Anh Dưỡng tỏ ra bức xúc không kém:”Tôi cũng xin tái định cư nhưng đến nay Nhà nước vẫn chưa giải quyết, chờ lâu quá nên nhờ cấp trên sớm giải quyết để có nơi ăn chỗ ở ổn định.”
Ngày 23/6, trao đổi với phóng viên TTXVN, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Ninh Tây ông Nguyễn Văn Ninh cho biết: “ Những nhà bị sập hoặc bị hư hại do bão lũ lịch sử vừa qua đã được Nhà nước hổ trợ ổn định đời sống nhưng còn 27 hộ có nhà sập từ 70% đến 100% vẫn chưa có nơi ở mới.”
Ông Ninh nói rằng 27 hộ nói trên được Ủy ban Nhân dân xã đưa vào 3 khu tái định cư ở thôn Hội Phú, Xuân Phu và Tiên Châu với diện tích đất ở dự kiến từ 100 đến 200m2/hộ.
Tuy nhiên cho đến nay các khu tái định cư này vẫn còn nằm trên giấy vì Ủy ban Nhân dân xã mới lập hồ sơ trình lên Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy An để từ đó tiến hành quy trình lập thủ tục thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng mới có cơ sở giao đất cho dân, mà quyết định cuối cùng đối với xây dựng các khu tái định cư này là Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên. Quy trình này dự kiến sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về văn bản của Ủy ban Nhân dân xã trình lên huyện khi nào, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Ninh Tây cho biết “Văn bản này mới xong cách đây hai tuần.”
Điều đó chứng tỏ trách nhiệm trước hết là cấp ủy cũng như chính quyền xã An Ninh Tây chưa quan tâm đến cuộc sống của hàng trăm người dân đang rất cần một nơi ở ổn định. Trong khi đó, như khu tái định cư Hội Phú dự kiến xây dựng với diện tích hơn 2.000m2 dùng để cấp đất cho 10 hộ trong thôn do chưa thu hồi nên người dân đã sạ lúa hè thu. Do vậy, nếu muốn thu hồi đất buộc phải tiến hành sau vụ thu hoạch. Lúc ấy Phú Yên bắt đầu vào mùa mưa bão. Và điều đó đồng nghĩa với những hộ dân này có thể phải tiếp tục sống chung với bão trong những căn nhà, mái lều tạm bợ.
Chẳng lẽ người dân phải chịu thiệt nữa sao?./.
Thế Lập (TTXVN/Vietnam+)