Ngày 25/8, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, nhà báo Pietro De Gennaro, báo Il Manifesto, Italy, đã có bài viết xúc động về Đại tướng.
Dưới đây là nội dung chính của bài viết.
"Giáp... Giáp... Hồ Chí Minh!," đó là khẩu hiệu từng được hô vang trong mọi cuộc biểu tình của phong trào sinh viên trên toàn thế giới trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước.
Trong những năm cuối thập niên 60 và đầu 70, tại miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tiếp tục ném bom với máy bay B-52 và thả bom napalm lên các thành phố và làng mạc Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ đã không lường tới một con người nhỏ nhắn với chiều cao chỉ trên 1m50 với lực lượng quân đội nhân dân ở miền Bắc Việt Nam và quân du kích tại miền Nam Việt Nam, đang tìm cách đánh bại lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Người đó chính là Võ Nguyên Giáp và ngày 25/8/2011, ông tròn 100 tuổi.
Năm 1995, khi gặp ông tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam và thống nhất Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của tôi về ngày sinh của mình, tướng Giáp đã nói: "Tôi đã già rồi nhưng tâm hồn vẫn còn rất trẻ."
Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ rất sớm. Năm 1933, ông vào học tại Đại học Hà Nội và cũng tại đây, ông đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị và luật. Đam mê của ông là đọc về các chiến dịch quân sự của Napoleon, tác phẩm lý luận quân sự của Clausewitz, các bài học của các danh tướng Việt Nam trong suốt 2.000 năm lịch sử đã đấu tranh chống lại mọi âm mưu xâm lược của nước ngoài.
Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời điểm quyết định nhất của cuộc đời ông chính là khi gặp Hồ Chí Minh, khi đó là lãnh tụ chính trị của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã từng tiên đoán: "Đây sẽ là cuộc chiến giữa một con hổ và một con voi." Tướng Giáp lúc đó chưa bao giờ đặt chân vào một học viện quân sự, nhưng đã trả lời khi có người đề cập tới kinh nghiệm ít ỏi của ông về chiến tranh: "Trường học tốt nhất chính là đấu tranh vũ trang nhân dân."
Năm 1992, tôi đã rất xúc động khi lần đầu tiên được diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp đúng thời điểm ông bắt đầu nghỉ hưu. Khi đó, tôi cùng một nhóm phóng viên Italy tới phỏng vấn Đại tướng về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tướng Giáp cùng phu nhân đích thân tiếp chúng tôi tại một biệt thự riêng ở Hà Nội. Sau khi mời chúng tôi ngồi trong một khu vườn rất đẹp do chính Đại tướng chăm sóc, ông yêu cầu chụp ảnh chung cùng các nhà báo trước khi thực hiện phỏng vấn. Đại tướng giải thích, ông muốn giữ những hình ảnh của những người bạn đã tới thăm ông.
Kể về chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Giáp cho biết: "Vào tháng 12/1953, thất bại của quân đội Pháp đã bắt đầu được nhận thấy. Lính dù của Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ nhằm chi viện cho lực lượng tại nơi đây, chính xác là tại khu vực biên giới với Lào, tại đây, họ xây dựng một căn cứ không quân nhằm hỗ trợ lực lượng bộ binh. Vị trí này sau đó cho thấy rất khó có thể phòng thủ, bới nó là một trong những đầu cầu mở vào đất đối phương. Ngày 13/3/1954, 50.000 quân theo lệnh của tôi bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ, hoàn thành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp suốt 7 năm qua. Chúng tôi đã tạo ra các điều kiện cần thiết cho trận đánh quyết định trên một chiến trường đã được chọn và chuẩn bị từ trước. Sau 55 ngày đêm chiến đấu, cứ điểm Điện Biên Phủ đã được quân đội nhân dân Việt Nam nắm giữ."
Ngày 7/5/1954, hiệp định Geneva đã chia cắt Việt Nam làm hai.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không thể có hòa bình khi không thống nhất được đất nước Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tiếp tục chỉ huy quân giải phóng chống lại quân đội Mỹ và giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Theo Il Manifesto, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng hào hùng của ý chí quật cường chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam./.
Dưới đây là nội dung chính của bài viết.
"Giáp... Giáp... Hồ Chí Minh!," đó là khẩu hiệu từng được hô vang trong mọi cuộc biểu tình của phong trào sinh viên trên toàn thế giới trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước.
Trong những năm cuối thập niên 60 và đầu 70, tại miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ tiếp tiếp tục ném bom với máy bay B-52 và thả bom napalm lên các thành phố và làng mạc Việt Nam.
Tuy nhiên, Mỹ đã không lường tới một con người nhỏ nhắn với chiều cao chỉ trên 1m50 với lực lượng quân đội nhân dân ở miền Bắc Việt Nam và quân du kích tại miền Nam Việt Nam, đang tìm cách đánh bại lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Người đó chính là Võ Nguyên Giáp và ngày 25/8/2011, ông tròn 100 tuổi.
Năm 1995, khi gặp ông tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 20 năm giải phóng miền Nam và thống nhất Việt Nam, khi trả lời câu hỏi của tôi về ngày sinh của mình, tướng Giáp đã nói: "Tôi đã già rồi nhưng tâm hồn vẫn còn rất trẻ."
Ông vào Đảng Cộng sản Việt Nam từ rất sớm. Năm 1933, ông vào học tại Đại học Hà Nội và cũng tại đây, ông đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế chính trị và luật. Đam mê của ông là đọc về các chiến dịch quân sự của Napoleon, tác phẩm lý luận quân sự của Clausewitz, các bài học của các danh tướng Việt Nam trong suốt 2.000 năm lịch sử đã đấu tranh chống lại mọi âm mưu xâm lược của nước ngoài.
Theo lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thời điểm quyết định nhất của cuộc đời ông chính là khi gặp Hồ Chí Minh, khi đó là lãnh tụ chính trị của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã từng tiên đoán: "Đây sẽ là cuộc chiến giữa một con hổ và một con voi." Tướng Giáp lúc đó chưa bao giờ đặt chân vào một học viện quân sự, nhưng đã trả lời khi có người đề cập tới kinh nghiệm ít ỏi của ông về chiến tranh: "Trường học tốt nhất chính là đấu tranh vũ trang nhân dân."
Năm 1992, tôi đã rất xúc động khi lần đầu tiên được diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp đúng thời điểm ông bắt đầu nghỉ hưu. Khi đó, tôi cùng một nhóm phóng viên Italy tới phỏng vấn Đại tướng về chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tướng Giáp cùng phu nhân đích thân tiếp chúng tôi tại một biệt thự riêng ở Hà Nội. Sau khi mời chúng tôi ngồi trong một khu vườn rất đẹp do chính Đại tướng chăm sóc, ông yêu cầu chụp ảnh chung cùng các nhà báo trước khi thực hiện phỏng vấn. Đại tướng giải thích, ông muốn giữ những hình ảnh của những người bạn đã tới thăm ông.
Kể về chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng Giáp cho biết: "Vào tháng 12/1953, thất bại của quân đội Pháp đã bắt đầu được nhận thấy. Lính dù của Pháp đổ bộ xuống Điện Biên Phủ nhằm chi viện cho lực lượng tại nơi đây, chính xác là tại khu vực biên giới với Lào, tại đây, họ xây dựng một căn cứ không quân nhằm hỗ trợ lực lượng bộ binh. Vị trí này sau đó cho thấy rất khó có thể phòng thủ, bới nó là một trong những đầu cầu mở vào đất đối phương. Ngày 13/3/1954, 50.000 quân theo lệnh của tôi bắt đầu tấn công Điện Biên Phủ, hoàn thành cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp suốt 7 năm qua. Chúng tôi đã tạo ra các điều kiện cần thiết cho trận đánh quyết định trên một chiến trường đã được chọn và chuẩn bị từ trước. Sau 55 ngày đêm chiến đấu, cứ điểm Điện Biên Phủ đã được quân đội nhân dân Việt Nam nắm giữ."
Ngày 7/5/1954, hiệp định Geneva đã chia cắt Việt Nam làm hai.
Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không thể có hòa bình khi không thống nhất được đất nước Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại tiếp tục chỉ huy quân giải phóng chống lại quân đội Mỹ và giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Theo Il Manifesto, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là biểu tượng hào hùng của ý chí quật cường chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)