Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phối hợp với tỉnh Kiên Giang thực hiện chương trình hành động bảo vệ, phục hồi quần thể Dugong (bò biển) ở Kiên Giang.
Ước tính tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình khoảng 4,7 tỷ đồng từ nguồn dự án điểm trình diễn san hô và cỏ biển do Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) tài trợ và huy động doanh nghiệp khai thác du lịch, WWF và ngân sách địa phương.
Theo đó, chương trình thực hiện lồng ghép các dự án bảo tồn những loài quí hiếm; trong đó có Dugong, vào trong kế hoạch quản lý tài nguyên và môi trường biển với sự tham gia của cộng đồng, các ngành chức năng, hợp tác quốc tế trong vùng nước biển chung giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia.
Chương trình tổ chức truyền thông kết hợp phát động chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, năng lực quản lý của các ngành chức năng, thực thi pháp luật trong việc bảo tồn các hệ sinh thái biển và sinh vật quý hiếm Dugong.
Chương trình cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu khoa học về Dugong và các hệ sinh thái liên quan để có giải pháp bảo vệ, khôi phục hữu hiệu gắn kết với thiết lập hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm kiểm soát, quản lý bảo tồn Dugong. Ở một số khu vực có Dugong xuất hiện thường xuyên trên vùng biển Kiên Giang được xây dựng mô hình bảo tồn sinh vật quý hiếm kết hợp du lịch sinh thái biển bền vững.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, số lượng Dugong trên toàn thế giới hiện có khoảng 100.000 con, trong đó nước ta phát hiện ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 10 con và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, hơn 100 con. Dugong xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp” có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Nguyên nhân do sự gia tăng ô nhiễm từ đất liền ngày càng nghiêm trọng và sự phát triển đô thị vùng ven biển làm suy thoái các thảm cỏ biển (nguồn thức ăn duy nhất của Dugong) gây biến động, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của chúng.
Ngoài ra, việc đi lại của tàu thuyền trên biển đụng chết Dugong hoặc chúng vướng lưới đánh cá của ngư dân, đặc biệt, tình trạng săn bắt để ăn thịt, lấy các bộ phận làm vật lưu niệm, làm thuốc chữa bệnh…
Ở Việt Nam, Dugong được biết với tên Bò biển vì chúng chuyên ăn cỏ biển, thường sống đơn độc hoặc từng đôi mẹ-con. Dugong trưởng thành có thể dài đến 3m, trọng lượng lên đến 500kg, nhưng trung bình dài 2,4-2,7m, cân nặng 250-400kg và tuổi thọ trên dưới 70 năm./.
Ước tính tổng vốn đầu tư thực hiện chương trình khoảng 4,7 tỷ đồng từ nguồn dự án điểm trình diễn san hô và cỏ biển do Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) tài trợ và huy động doanh nghiệp khai thác du lịch, WWF và ngân sách địa phương.
Theo đó, chương trình thực hiện lồng ghép các dự án bảo tồn những loài quí hiếm; trong đó có Dugong, vào trong kế hoạch quản lý tài nguyên và môi trường biển với sự tham gia của cộng đồng, các ngành chức năng, hợp tác quốc tế trong vùng nước biển chung giữa hai quốc gia Việt Nam và Campuchia.
Chương trình tổ chức truyền thông kết hợp phát động chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, năng lực quản lý của các ngành chức năng, thực thi pháp luật trong việc bảo tồn các hệ sinh thái biển và sinh vật quý hiếm Dugong.
Chương trình cũng tiến hành khảo sát, nghiên cứu khoa học về Dugong và các hệ sinh thái liên quan để có giải pháp bảo vệ, khôi phục hữu hiệu gắn kết với thiết lập hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm kiểm soát, quản lý bảo tồn Dugong. Ở một số khu vực có Dugong xuất hiện thường xuyên trên vùng biển Kiên Giang được xây dựng mô hình bảo tồn sinh vật quý hiếm kết hợp du lịch sinh thái biển bền vững.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, số lượng Dugong trên toàn thế giới hiện có khoảng 100.000 con, trong đó nước ta phát hiện ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 10 con và Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, hơn 100 con. Dugong xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp” có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Nguyên nhân do sự gia tăng ô nhiễm từ đất liền ngày càng nghiêm trọng và sự phát triển đô thị vùng ven biển làm suy thoái các thảm cỏ biển (nguồn thức ăn duy nhất của Dugong) gây biến động, ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sống của chúng.
Ngoài ra, việc đi lại của tàu thuyền trên biển đụng chết Dugong hoặc chúng vướng lưới đánh cá của ngư dân, đặc biệt, tình trạng săn bắt để ăn thịt, lấy các bộ phận làm vật lưu niệm, làm thuốc chữa bệnh…
Ở Việt Nam, Dugong được biết với tên Bò biển vì chúng chuyên ăn cỏ biển, thường sống đơn độc hoặc từng đôi mẹ-con. Dugong trưởng thành có thể dài đến 3m, trọng lượng lên đến 500kg, nhưng trung bình dài 2,4-2,7m, cân nặng 250-400kg và tuổi thọ trên dưới 70 năm./.
Lê Huy Hải (TTXVN/Vietnam+)