Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 28/7, Đại hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam tiến hành bầu cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI.
Trưởng Ban Bầu cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI, ông Bạch Quốc Khang đã báo cáo nguyên tắc, thể lệ, cách thức bầu cử; hướng dẫn việc bỏ phiếu. Đại hội nhất trí số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI là 175 người.
Đại hội sẽ bầu 172 ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI. Số còn lại Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI bầu bổ sung vào thời điểm thích hợp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo việc tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng; kế thừa những yếu tố hợp lý trong cơ cấu Ban Chấp hành khóa X, vừa có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới theo hướng phát triển, phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI phù hợp với tiêu chuẩn cán bộ của Đảng, đồng thời thể hiện được đặc thù của tổ chức Công đoàn.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng trình bày báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
[Khai mạc trọng thể Đại hội XI Công đoàn Việt Nam]
Theo đó, Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) gồm 10 chương, 45 Điều. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động công đoàn các cấp, trên cơ sở đó phân công, phân cấp hợp lý cho từng cấp; sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới nhằm giải quyết vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn và quán triệt những nhiệm vụ mới được quy định trong Luật Công đoàn năm 2012. Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam tăng cường trách nhiệm của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn.
Tại Đại hội, các đại biểu tiếp tục nghe các tham luận nêu những kinh nghiệm quý trong hoạt động công đoàn, đề xuất các giải pháp: chăm lo và nâng cao đời sống cho người lao động; tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; công tác phát triển đoàn viên; công đoàn tham gia tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho lao động tại tòa án.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động công đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Đỗ Mạnh Hiến đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có quy định thống nhất cơ cấu, tổ chức bộ máy của công đoàn khu công nghiệp, khu kinh tế; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng khu nhà ở, sinh hoạt tập thể, nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân, lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nên đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng thí điểm một số khu sinh hoạt cộng đồng cho công nhân, lao động.
Liên quan đến các phong trào thi đua yêu nước trong tổ chức công đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thành phố Đà Nẵng Đặng Thị Kim Liên cho biết: Kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức lao động, những năm qua, các cấp công đoàn thành phố Đà Nẵng luôn xác định tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thi đua trong đoàn viên và người lao động, tạo động lực mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cho rằng hiện nay, một số điểm trong Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đến nay không còn phù hợp cần sớm được sửa đổi, bổ sung; cần có quy định danh hiệu vinh dự nhà nước để tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu có tay nghề giỏi, có nhiều sáng kiến cống hiến cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Quan tâm đến thực trạng về nhà ở của người lao động tại các khu công nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương Lê Thành Nhơn kiến nghị, Nhà nước cần bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân, cho phép các doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách về xây dựng nhà ở cho công nhân như các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trên cơ sở đó địa phương thực hiện việc khuyến khích, ưu đãi và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nằm ngoài các khu công nghiệp.
Nhà nước có cơ chế giảm 100% thuế chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang đất ở hoặc không bắt buộc doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đầu tư xây dựng nhà cho công nhân.
Theo chương trình, ngày 29/7, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI./.
Trưởng Ban Bầu cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI, ông Bạch Quốc Khang đã báo cáo nguyên tắc, thể lệ, cách thức bầu cử; hướng dẫn việc bỏ phiếu. Đại hội nhất trí số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI là 175 người.
Đại hội sẽ bầu 172 ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI. Số còn lại Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI bầu bổ sung vào thời điểm thích hợp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới, đồng thời đảm bảo việc tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI có cơ cấu hợp lý, đủ về số lượng; kế thừa những yếu tố hợp lý trong cơ cấu Ban Chấp hành khóa X, vừa có sự điều chỉnh, bổ sung, đổi mới theo hướng phát triển, phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI phù hợp với tiêu chuẩn cán bộ của Đảng, đồng thời thể hiện được đặc thù của tổ chức Công đoàn.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng trình bày báo cáo về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).
[Khai mạc trọng thể Đại hội XI Công đoàn Việt Nam]
Theo đó, Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) gồm 10 chương, 45 Điều. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động công đoàn các cấp, trên cơ sở đó phân công, phân cấp hợp lý cho từng cấp; sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mới nhằm giải quyết vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn và quán triệt những nhiệm vụ mới được quy định trong Luật Công đoàn năm 2012. Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam tăng cường trách nhiệm của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo quy định của Luật Công đoàn.
Tại Đại hội, các đại biểu tiếp tục nghe các tham luận nêu những kinh nghiệm quý trong hoạt động công đoàn, đề xuất các giải pháp: chăm lo và nâng cao đời sống cho người lao động; tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; công tác phát triển đoàn viên; công đoàn tham gia tư vấn pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho lao động tại tòa án.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động công đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng Đỗ Mạnh Hiến đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có quy định thống nhất cơ cấu, tổ chức bộ máy của công đoàn khu công nghiệp, khu kinh tế; tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng khu nhà ở, sinh hoạt tập thể, nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân, lao động trong các khu công nghiệp, khu kinh tế. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nên đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng thí điểm một số khu sinh hoạt cộng đồng cho công nhân, lao động.
Liên quan đến các phong trào thi đua yêu nước trong tổ chức công đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thành phố Đà Nẵng Đặng Thị Kim Liên cho biết: Kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức lao động, những năm qua, các cấp công đoàn thành phố Đà Nẵng luôn xác định tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức tổ chức phong trào thi đua trong đoàn viên và người lao động, tạo động lực mới phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức công đoàn vững mạnh.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng cho rằng hiện nay, một số điểm trong Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đến nay không còn phù hợp cần sớm được sửa đổi, bổ sung; cần có quy định danh hiệu vinh dự nhà nước để tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu có tay nghề giỏi, có nhiều sáng kiến cống hiến cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Quan tâm đến thực trạng về nhà ở của người lao động tại các khu công nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương Lê Thành Nhơn kiến nghị, Nhà nước cần bổ sung cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân, cho phép các doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách về xây dựng nhà ở cho công nhân như các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, trên cơ sở đó địa phương thực hiện việc khuyến khích, ưu đãi và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nằm ngoài các khu công nghiệp.
Nhà nước có cơ chế giảm 100% thuế chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất sang đất ở hoặc không bắt buộc doanh nghiệp phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi đầu tư xây dựng nhà cho công nhân.
Theo chương trình, ngày 29/7, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam sẽ công bố kết quả bầu cử Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI./.
Khiếu Tư (TTXVN)