Mặc dù phải đến hơn 8 giờ, những con diều đầu tiên mới “cất cánh” trên bầu không gian trên quảng trường Mỹ Đình, nhưng từ rất sớm, mọi con đường dẫn đến quảng trường đều đông nghịt.
Đã lâu lắm, người dân Thủ đô mới lại được ngắm nhìn hàng chục cánh diều mang trong mình cả trăm năm văn hóa nhân loại ngậm gió bay cao.
Có một “biển diều” giữa Thủ đô
Đầu sáng, trời Mỹ Đình bất chợt đổ mưa. Không gian trống ào ào gió. Nhưng dòng người đứng xung quanh sân biểu diễn vẫn không hề có ý định tìm chỗ trú.
8 giờ 40 phút, cánh diều đầu tiên mang hình Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên trong niềm hân hoan khó tả của hàng vạn khán giả đứng ở hai bên đường. Trời bắt đầu mưa lất phất, nhưng con diều khổ lớn vẫn căng mình vượt gió bay cao trong tiếng vỗ tay hoan hô không dứt của những người chứng kiến.
Gió mỗi lúc một mạnh, cơn mưa cũng tan dần. Những nghệ nhân già tấm tắc khen bầu trời Hà Nội hôm nay đủ gió để có thể cùng một lúc cho tất cả những cánh diều “xuất phát.”
Hơn 9 giờ, cả không gian của quảng trường như vỡ òa ra khi dây diều dài 1000 m mang tên Việt Nam từ từ được kéo lên. Chưa bao giờ, người thủ đô được nhìn thấy một dây diều lạ đến vậy. Diều được cố định với mắt đất bởi hai đầu dây vắt ngang qua quảng trường. 1000m diều còn lại vẽ đúng hình một cánh cung, một dải cầu vồng vắt từ phía bên kia đường sang tận cổng sân vận động quốc gia.
Cánh diều này là do nghệ nhân Hải Vân, chủ nhiệm Câu lạc bộ diều Phượng Hoàng (thành phố Hồ Chí Minh) thiết kế. Dây diều được kết lại với nhau bởi hàng trăm con diều nhỏ màu trắng. Để con diều đặc biệt này có thể cất cánh, đội nghệ nhân phương Nam đã phải cử ra hai tốp đứng hai bên, cách nhau cả trăm mét để giữ hai đầu dây. Cùng lúc đó, cánh cung diều cứ từ từ đón gió mà bay cao, dòng chữ “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” phần phật bay trên nền trời hơi tối xám.
Không thua kém các bạn phương Nam, với “đặc sản” là những cánh diều sáo đặc sắc của từng vùng miền đã được truyền lại từ hàng trăm năm, các nghệ nhân Đoàn Sáo diều Bắc Bộ đã cùng “thổi sáo” trên bầu trời Thủ đô. Nhiều người có tuổi cứ ngước mãi không thôi nhìn con diều cốc (Kinh Môn – Hải Dương) đang u u mà nhớ về tuổi thơ đã qua lâu lắm của mình.
Trỏ con diều hình cá đuối to như quả khinh khí cầu đang lừ đừ “ngoi lên,” một ông lão bảo, bầu trời Hà Nội hôm nay như một mặt song lớn. Trên mặt sông ấy, hàng chục loài cá đang bơi lượn.
Góp vào cái thế giới sinh động mà ông lão nói, câu lạc bộ Blue Sky đến từ thành phố Hồ Chí Minh cũng mang đến những cánh diều tôm, diều bông hoa, diều tam giác và cả một dây 50 con diều đỏ chào mừng đại lễ.
Tự hào những cánh diều Việt Nam
Đến với lễ hội diều năm nay, khán giả không chỉ thưởng thức những cánh diều đẹp, lạ mắt mà còn cảm nhận được những màn biểu diễn nghệ thuật diều của đông đảo các nghệ nhân trong và ngoài nước. Mỗi nghệ nhân đều đem đến lễ hội với những cánh diều mang đậm nét văn hóa dân tộc.
Ngồi chỉnh lại khung của con diều sáo, buộc chặt lại các dây lèo, 2 nghệ nhân chơi diều Phùng Xuân Quy, Nguyễn Quốc Nhạc của đoàn diều Lào Cai đang háo hức đợi chờ màn trình diễn của đội. Bác Quy kể, chơi diều đã gắn bó với 2 người từ những năm 8, 9 tuổi, cùng nhau chăn trâu ngoài đồng. Thấm thoắt đã hơn 60 năm, hai người mới lại được nghe tiếng sáo diều thân thương năm nào.
Khoe chúng tôi chiếc diều Cánh Cốc mà hai bác đã phải cặm cụi, tỉ mẩn uốn từng nếp tre để mang về đây dịp đại lễ, bác Quy bảo, cánh diều của hai bác có thể không đẹp như của một số đoàn nước ngoài nhưng nó mang biểu tượng, bản sắc của người Việt.
“Trông xù xì thế thôi nhưng đó là tình cảm của những người chơi diều như chúng tôi gửi về Hà Nội,” bác Quy tự hào.
Hai lão nghệ nhân nọ cũng tự hào kể về câu lạc bộ mới gần 1 năm tuổi của mình ở Lào Cai. Hai người chính là những người đầu tiên khôi phục lại phong trào dân gian này ở quê nhà.
“Con cháu biết chuyện ủng hộ lắm. Chúng thấy hai ông già lặn lội xuống Hà Nội nên đứa thì sắm cho bộ comple mới, đứa thì tặng đôi giày, chiếc cà vạt,” hai ông lão cười khì chỉ vào đôi giày mới tinh.
Ngồi cách đó không xa, bác Nguyễn Văn Yên, một thành viên câu lạc bộ diều Bắc Giang cũng đang cặm cụi chăm chút cho chiếc diều sắp xuất hành của mình. Để đem được con diều này đến lễ hội, bác Yên đã phải mất cả ngày trời vất vả. Năn nỉ hết lời, anh lái xe khách mới cho bác một chỗ trống đủ rộng để con diều mỏng manh của mình khỏi bị rách.
Xuống đến bến xe, bác Yên lại hì hụi tìm xe ôm chở “đứa con” của mình về chỗ nghỉ.
“Chở bằng xe máy đã khó, lại phải đi thật chậm, vừa đi vừa tránh va chạm với người đi đường. Khó khăn lắm mới về được đến chỗ nghỉ..." Nói đoạn, lão nghệ nhân già nhẹ nhàng nâng cánh diều, mắt vẫn không dứt ngước lên bầu trời đã rợp kín sắc màu.
Bác Yên cho biết thêm, đây là cánh diều của cả quê hương Tân Yên muốn gửi tặng thủ đô trông ngày thiêng liêng này. Mặc dù rất yêu quý nó nhưng bác đã quyết tâm tặng lại cánh Diều sáo của mình cho Hà Nội.
Bay cao những con diều mang tình yêu hòa bình hữu nghị
Không chỉ có những nghệ nhân từ ba miền Tổ quốc, lễ hội diều năm nay còn đón nhận 9 đoàn khách quốc tế, những người đã vượt cả ngàn dặm xa xôi để mang những cánh diều tượng trưng cho văn hóa dân tộc mình tới Việt Nam.
Nghệ nhân Lâm Hoắc, một Việt Kiều đến từ Canada chia sẻ, mặc dù đã chơi diều 20 năm, tham dự rất nhiều festival diều lớn trên thế giới nhưng được trở về Việt Nam để tham dự lễ hội năm nay vẫn thật đặc biệt.
Ông Lâm Hoắc bảo, cánh diều đã gắn bó với ông từ tấm bé. Sang nước ngoài, ông cũng không dứt được niềm đam mê với bầu trời đó. Vậy nên, cứ ở đâu có lễ hội diều, là thế nào ông cũng phải tới tham dự cho kỳ được, để thỏa cái thú chơi đã ngấm vào người từ bé này.
“Đi nhiều nước, chứng kiến nhiều nghệ thuật làm diều, thả diều nhưng được về nước, ngắm nhìn những con diều với khung tre hay những kiểu dáng, họa tiết quen thuộc vẫn khiến tôi thấy xúc động, tự hào,” ông Hoắc bùi ngùi.
Lọt thỏm giữa biển diều lớn đầy màu sắc, người ta thấy một ông lão vô tư đùa nghịch với chiếc diều nhỏ như đôi cánh dơi. Ông là Orlando, người Philippines, phó chủ tịch hiệp hội diều Đông nam Á. Ông bảo, mải mê ngắm nhìn đủ loại diều, từ hiện đại tới truyền thống nhưng bản thân ông thật sự ấn tượng với những giai điệu của những cánh diều sáo. Những cánh diều giản dị kết hợp với tiếng nhạc trầm bổng bỗng thật đẹp và quyến rũ.
Bản thân ông hôm nay cũng mang đến lễ hội chiếc diều nho nhỏ có hình lá cờ Việt Nam. “Đây là lá cờ tượng cho cho nước Việt Nam. Trong dịp Hà Nội 1000 năm tuổi này, tôi muốn tới làm cho đất nước các bạn,” ông Orlando hào hứng chia sẻ...
Đứng từ xa nhìn lại, cả một góc phía Tây thủ đô nổi hẳn lên như một không gian diều, tràn ngập màu sắc, âm thanh. Diều nhỏ chao lượn như cánh én đầu mùa, diều lớn lừng lững như trái núi, diều dây bay cao vút như đuôi rồng thiêng quẫy nước, diều thể thao dập diều chao sát đất rồi đột ngột lại đổi hướng vụt lên trời.
Diều đang kể cho người Hà Nội nghe những câu chuyện về ngày xửa ngày xưa chăn trâu cắt cỏ, về lịch sử văn hóa của rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Xung quanh, âm thanh tiếng nhạc nền khi réo rắt, lúc trầm hùng vẫn vang xa không dứt./.
Đã lâu lắm, người dân Thủ đô mới lại được ngắm nhìn hàng chục cánh diều mang trong mình cả trăm năm văn hóa nhân loại ngậm gió bay cao.
Có một “biển diều” giữa Thủ đô
Đầu sáng, trời Mỹ Đình bất chợt đổ mưa. Không gian trống ào ào gió. Nhưng dòng người đứng xung quanh sân biểu diễn vẫn không hề có ý định tìm chỗ trú.
8 giờ 40 phút, cánh diều đầu tiên mang hình Quốc kỳ Việt Nam được kéo lên trong niềm hân hoan khó tả của hàng vạn khán giả đứng ở hai bên đường. Trời bắt đầu mưa lất phất, nhưng con diều khổ lớn vẫn căng mình vượt gió bay cao trong tiếng vỗ tay hoan hô không dứt của những người chứng kiến.
Gió mỗi lúc một mạnh, cơn mưa cũng tan dần. Những nghệ nhân già tấm tắc khen bầu trời Hà Nội hôm nay đủ gió để có thể cùng một lúc cho tất cả những cánh diều “xuất phát.”
Hơn 9 giờ, cả không gian của quảng trường như vỡ òa ra khi dây diều dài 1000 m mang tên Việt Nam từ từ được kéo lên. Chưa bao giờ, người thủ đô được nhìn thấy một dây diều lạ đến vậy. Diều được cố định với mắt đất bởi hai đầu dây vắt ngang qua quảng trường. 1000m diều còn lại vẽ đúng hình một cánh cung, một dải cầu vồng vắt từ phía bên kia đường sang tận cổng sân vận động quốc gia.
Cánh diều này là do nghệ nhân Hải Vân, chủ nhiệm Câu lạc bộ diều Phượng Hoàng (thành phố Hồ Chí Minh) thiết kế. Dây diều được kết lại với nhau bởi hàng trăm con diều nhỏ màu trắng. Để con diều đặc biệt này có thể cất cánh, đội nghệ nhân phương Nam đã phải cử ra hai tốp đứng hai bên, cách nhau cả trăm mét để giữ hai đầu dây. Cùng lúc đó, cánh cung diều cứ từ từ đón gió mà bay cao, dòng chữ “Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long” phần phật bay trên nền trời hơi tối xám.
Không thua kém các bạn phương Nam, với “đặc sản” là những cánh diều sáo đặc sắc của từng vùng miền đã được truyền lại từ hàng trăm năm, các nghệ nhân Đoàn Sáo diều Bắc Bộ đã cùng “thổi sáo” trên bầu trời Thủ đô. Nhiều người có tuổi cứ ngước mãi không thôi nhìn con diều cốc (Kinh Môn – Hải Dương) đang u u mà nhớ về tuổi thơ đã qua lâu lắm của mình.
Trỏ con diều hình cá đuối to như quả khinh khí cầu đang lừ đừ “ngoi lên,” một ông lão bảo, bầu trời Hà Nội hôm nay như một mặt song lớn. Trên mặt sông ấy, hàng chục loài cá đang bơi lượn.
Góp vào cái thế giới sinh động mà ông lão nói, câu lạc bộ Blue Sky đến từ thành phố Hồ Chí Minh cũng mang đến những cánh diều tôm, diều bông hoa, diều tam giác và cả một dây 50 con diều đỏ chào mừng đại lễ.
Tự hào những cánh diều Việt Nam
Đến với lễ hội diều năm nay, khán giả không chỉ thưởng thức những cánh diều đẹp, lạ mắt mà còn cảm nhận được những màn biểu diễn nghệ thuật diều của đông đảo các nghệ nhân trong và ngoài nước. Mỗi nghệ nhân đều đem đến lễ hội với những cánh diều mang đậm nét văn hóa dân tộc.
Ngồi chỉnh lại khung của con diều sáo, buộc chặt lại các dây lèo, 2 nghệ nhân chơi diều Phùng Xuân Quy, Nguyễn Quốc Nhạc của đoàn diều Lào Cai đang háo hức đợi chờ màn trình diễn của đội. Bác Quy kể, chơi diều đã gắn bó với 2 người từ những năm 8, 9 tuổi, cùng nhau chăn trâu ngoài đồng. Thấm thoắt đã hơn 60 năm, hai người mới lại được nghe tiếng sáo diều thân thương năm nào.
Khoe chúng tôi chiếc diều Cánh Cốc mà hai bác đã phải cặm cụi, tỉ mẩn uốn từng nếp tre để mang về đây dịp đại lễ, bác Quy bảo, cánh diều của hai bác có thể không đẹp như của một số đoàn nước ngoài nhưng nó mang biểu tượng, bản sắc của người Việt.
“Trông xù xì thế thôi nhưng đó là tình cảm của những người chơi diều như chúng tôi gửi về Hà Nội,” bác Quy tự hào.
Hai lão nghệ nhân nọ cũng tự hào kể về câu lạc bộ mới gần 1 năm tuổi của mình ở Lào Cai. Hai người chính là những người đầu tiên khôi phục lại phong trào dân gian này ở quê nhà.
“Con cháu biết chuyện ủng hộ lắm. Chúng thấy hai ông già lặn lội xuống Hà Nội nên đứa thì sắm cho bộ comple mới, đứa thì tặng đôi giày, chiếc cà vạt,” hai ông lão cười khì chỉ vào đôi giày mới tinh.
Ngồi cách đó không xa, bác Nguyễn Văn Yên, một thành viên câu lạc bộ diều Bắc Giang cũng đang cặm cụi chăm chút cho chiếc diều sắp xuất hành của mình. Để đem được con diều này đến lễ hội, bác Yên đã phải mất cả ngày trời vất vả. Năn nỉ hết lời, anh lái xe khách mới cho bác một chỗ trống đủ rộng để con diều mỏng manh của mình khỏi bị rách.
Xuống đến bến xe, bác Yên lại hì hụi tìm xe ôm chở “đứa con” của mình về chỗ nghỉ.
“Chở bằng xe máy đã khó, lại phải đi thật chậm, vừa đi vừa tránh va chạm với người đi đường. Khó khăn lắm mới về được đến chỗ nghỉ..." Nói đoạn, lão nghệ nhân già nhẹ nhàng nâng cánh diều, mắt vẫn không dứt ngước lên bầu trời đã rợp kín sắc màu.
Bác Yên cho biết thêm, đây là cánh diều của cả quê hương Tân Yên muốn gửi tặng thủ đô trông ngày thiêng liêng này. Mặc dù rất yêu quý nó nhưng bác đã quyết tâm tặng lại cánh Diều sáo của mình cho Hà Nội.
Bay cao những con diều mang tình yêu hòa bình hữu nghị
Không chỉ có những nghệ nhân từ ba miền Tổ quốc, lễ hội diều năm nay còn đón nhận 9 đoàn khách quốc tế, những người đã vượt cả ngàn dặm xa xôi để mang những cánh diều tượng trưng cho văn hóa dân tộc mình tới Việt Nam.
Nghệ nhân Lâm Hoắc, một Việt Kiều đến từ Canada chia sẻ, mặc dù đã chơi diều 20 năm, tham dự rất nhiều festival diều lớn trên thế giới nhưng được trở về Việt Nam để tham dự lễ hội năm nay vẫn thật đặc biệt.
Ông Lâm Hoắc bảo, cánh diều đã gắn bó với ông từ tấm bé. Sang nước ngoài, ông cũng không dứt được niềm đam mê với bầu trời đó. Vậy nên, cứ ở đâu có lễ hội diều, là thế nào ông cũng phải tới tham dự cho kỳ được, để thỏa cái thú chơi đã ngấm vào người từ bé này.
“Đi nhiều nước, chứng kiến nhiều nghệ thuật làm diều, thả diều nhưng được về nước, ngắm nhìn những con diều với khung tre hay những kiểu dáng, họa tiết quen thuộc vẫn khiến tôi thấy xúc động, tự hào,” ông Hoắc bùi ngùi.
Lọt thỏm giữa biển diều lớn đầy màu sắc, người ta thấy một ông lão vô tư đùa nghịch với chiếc diều nhỏ như đôi cánh dơi. Ông là Orlando, người Philippines, phó chủ tịch hiệp hội diều Đông nam Á. Ông bảo, mải mê ngắm nhìn đủ loại diều, từ hiện đại tới truyền thống nhưng bản thân ông thật sự ấn tượng với những giai điệu của những cánh diều sáo. Những cánh diều giản dị kết hợp với tiếng nhạc trầm bổng bỗng thật đẹp và quyến rũ.
Bản thân ông hôm nay cũng mang đến lễ hội chiếc diều nho nhỏ có hình lá cờ Việt Nam. “Đây là lá cờ tượng cho cho nước Việt Nam. Trong dịp Hà Nội 1000 năm tuổi này, tôi muốn tới làm cho đất nước các bạn,” ông Orlando hào hứng chia sẻ...
Đứng từ xa nhìn lại, cả một góc phía Tây thủ đô nổi hẳn lên như một không gian diều, tràn ngập màu sắc, âm thanh. Diều nhỏ chao lượn như cánh én đầu mùa, diều lớn lừng lững như trái núi, diều dây bay cao vút như đuôi rồng thiêng quẫy nước, diều thể thao dập diều chao sát đất rồi đột ngột lại đổi hướng vụt lên trời.
Diều đang kể cho người Hà Nội nghe những câu chuyện về ngày xửa ngày xưa chăn trâu cắt cỏ, về lịch sử văn hóa của rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Xung quanh, âm thanh tiếng nhạc nền khi réo rắt, lúc trầm hùng vẫn vang xa không dứt./.
P.V (Vietnam+)