Tiến sỹ Nguyễn Văn Kính-Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay, tại Việt Nam các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát thành đại dịch như SARS, cúm, sốt xuất huyết, HIV/AIDS, liên cầu lợn, tay chân miệng.
Trong những năm qua, các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại Việt Nam như cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, quai bị, thủy đậu, sốt rét… đã gia tăng và cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Theo thống kê của cục y tế dự phòng, trong 7 tháng của năm 2011, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước là gần 29.000 trường hợp, 28 trường hợp tử vong.
Về dịch bệnh tay chân miệng, tính đến đầu tháng Chín, trên toàn quốc đã ghi nhận gần 43.000 trường hợp mắc dịch tay chân miệng, trong đó có 98 trường hợp tử vong.
Ông Kính phân tích, các yếu tố làm cho bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp là do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự thích nghi và biến đổi của mầm bệnh, sự gia tăng dân số và thay đổi hành vi lối sống và nguyên nhân phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, trong 10 bệnh có nhiều người mắc tại Việt Nam thì có tới 4 bệnh thuộc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, bệnh nhiễm khuẩn hiện nay được ngành y tế coi là một ưu tiên không thể xem nhẹ trong thế kỷ 21.
Tại Hội nghị khoa học truyền nhiễm toàn quốc tổ chức ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhận định những bệnh truyền nhiễm nếu như không có cách điều trị và đề ra các giải pháp khống chế tốt thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường vì tỷ lệ tử vong cao. Chẳng hạn như bệnh SARS vừa rồi là rất nguy hiểm và có thể lây lan mạnh mẽ nếu như ngành y tế không có phương pháp khoa học để điều trị và ngăn chặn kịp thời.
Thứ trưởng mong rằng hội nghị sẽ là dịp để các nhà nghiên cứu, các bác sỹ thảo luận và trao đổi để đưa ra những giải pháp điều trị, phòng chống các bệnh truyền nhiễm từ lâu như viêm gan, sốt xuất huyết nhằm giữ gìn sức khỏe cho nhân dân.
Trong những năm qua, các bệnh truyền nhiễm thường gặp tại Việt Nam như cúm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, quai bị, thủy đậu, sốt rét… đã gia tăng và cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Theo thống kê của cục y tế dự phòng, trong 7 tháng của năm 2011, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước là gần 29.000 trường hợp, 28 trường hợp tử vong.
Về dịch bệnh tay chân miệng, tính đến đầu tháng Chín, trên toàn quốc đã ghi nhận gần 43.000 trường hợp mắc dịch tay chân miệng, trong đó có 98 trường hợp tử vong.
Ông Kính phân tích, các yếu tố làm cho bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp là do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, sự thích nghi và biến đổi của mầm bệnh, sự gia tăng dân số và thay đổi hành vi lối sống và nguyên nhân phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, trong 10 bệnh có nhiều người mắc tại Việt Nam thì có tới 4 bệnh thuộc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, bệnh nhiễm khuẩn hiện nay được ngành y tế coi là một ưu tiên không thể xem nhẹ trong thế kỷ 21.
Tại Hội nghị khoa học truyền nhiễm toàn quốc tổ chức ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhận định những bệnh truyền nhiễm nếu như không có cách điều trị và đề ra các giải pháp khống chế tốt thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường vì tỷ lệ tử vong cao. Chẳng hạn như bệnh SARS vừa rồi là rất nguy hiểm và có thể lây lan mạnh mẽ nếu như ngành y tế không có phương pháp khoa học để điều trị và ngăn chặn kịp thời.
Thứ trưởng mong rằng hội nghị sẽ là dịp để các nhà nghiên cứu, các bác sỹ thảo luận và trao đổi để đưa ra những giải pháp điều trị, phòng chống các bệnh truyền nhiễm từ lâu như viêm gan, sốt xuất huyết nhằm giữ gìn sức khỏe cho nhân dân.
Theo tiến sỹ Kính, trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khống chế được nhiều dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Chương trình Quốc gia tiêm chủng mở rộng đạt hiệu quả cao với tỷ lệ tiêm chủng trên 90%. Một số bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán như bệnh đậu mùa, bại liệt, phong… Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đã được khống chế như SARS, cúm A (H5N1), H1N1, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp. Đặc biệt, Việt Nam được thế giới công nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS. |
Thùy Giang (Vietnam+)