Gần bước sang tuổi 80, da mồi, mái tóc đã bạc nhưng Trung tướng Nguyễn Hải Bằng, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 316 vẫn rất minh mẫn khi tiếp chúng tôi. Nhắc về những năm tháng hào hùng cách đây 35 năm, ông xúc động và đôi mắt ông ánh lên sáng ngời như nhớ lại những ngày tháng trên chiến trường gian khổ nhưng oanh liệt...
Bí mật, bất ngờ
Tháng 3/1975, ông là Sư đoàn phó Sư đoàn 316, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột. Thời gian dự kiến giải phóng thị xã diễn ra trong ba ngày nhưng trên thực tế, chỉ trong một ngày rưỡi, quân ta đã làm chủ Buôn Ma Thuột.
Nhớ lại trận đánh này, Trung tướng Nguyễn Hải Bằng cho rằng, trận mở màn tiến công thắng lợi này mang ý nghĩa chiến lược. Bởi lẽ, đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch Tây Nguyên, tạo ra thời cơ đột biến mở đầu cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975.
Nhớ lại trận đánh, Trung tướng Hải Bằng nói: Là người chỉ huy, khi nhận nhiệm vụ đánh vào thị xã, một mục tiêu khá mới lạ vì bộ đội ta đến lúc ấy mới chỉ quen đánh ở địa hình rừng núi là chính. Do vậy, trong quá trình chuẩn bị, các đơn vị đã tiến hành “huấn luyện tại chỗ,” dùng cây cối ghép thành nhà, mục tiêu, xây dựng các dãy phố giả định... để anh em quen dần, khi tiến vào đô thị thật khỏi bỡ ngỡ.
Theo ông, kỷ luật hành quân (sư đoàn phải hành quân chặng đường dài, vượt hàng trăm km từ Nghệ An vào), công tác dân vận khéo, được nhân dân chở che, đùm bọc và sự thành công vượt bậc của công tác nghi binh, lừa địch đã góp phần tạo nên thắng lợi của chiến dịch.
Câu chuyện ông kể lại, chúng tôi thấy vẫn vẹn nguyên tính thời sự và rất bổ ích cho công tác huấn luyện hôm nay. Chẳng hạn, để hành quân vượt qua đường 14 nơi địch đang án ngữ, đơn vị đã bí mật rải nilon lên mặt đường, khi đi qua thì thu lại, không cho địch phát hiện dấu vết khác thường. Để giữ bí mật, bộ đội đã chấp hành nghiêm quy định, rèn bản lĩnh, ý chí tuyệt vời, nhiều đồng chí thèm thuốc lắm nhưng không hề có gợn khói nào...
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng cho rằng, cách đánh trong từng trận và toàn chiến dịch là trên tinh thần “bí mật, bất ngờ, đánh thẳng vào mục tiêu đầu não của địch.” Trên thực tế, khi tiến công Buôn Ma Thuột, các mũi, hướng đều nhằm thẳng vào mục tiêu trọng yếu phía trong, nơi đầu não của kẻ địch, trên đường hành tiến, nếu gặp các chốt, cao điểm cản đường mới “nhổ bỏ,” khi giải quyết xong mục tiêu quan trọng mới quay trở lại, giải quyết gọn, sạch vòng ngoài.
Dùng tiền địch nuôi thương binh
Sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, rất nhiều thương binh, bệnh binh nhẹ được cấp trên quyết định giữ lại điều trị tại bệnh xá của các đơn vị và bệnh xá Sư đoàn nhằm bảo đảm quân số, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Mặt khác, hầu hết số cán bộ, chiến sĩ bị thương đều không muốn đi điều trị tại các bệnh viện tuyến trên, vì sợ bị cắt quân số không được tham gia chiến đấu tiếp.
Trong tình thế ấy, chỉ huy Sư đoàn 316 chưa biết giải quyết bằng cách nào. Bởi lẽ, nếu để anh em ở lại dưỡng thương tại đơn vị thì không yên tâm, vì lúc đó sư đoàn không có nguồn kinh phí hoặc vật chất gì đáng kể để bồi dưỡng. Nếu kiên quyết chuyển anh em lên tuyến trên điều trị thì ảnh hưởng đến quân số.
Ban chỉ huy Sư đoàn có ý định dùng số tiền ta thu được trong ngân hàng và các công sở của địch ra thị xã mua thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho anh em. Nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng muốn sử dụng số tiền đó phải được sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Mặt trận, kẻo “mang tiếng” là tùy tiện sử dụng chiến lợi phẩm.
Đang loay hoay chưa biết làm cách nào thì đồng chí Văn Tiến Dũng đến thăm Sư đoàn, chỉ huy đơn vị báo cáo xin phép được sử dụng khoản tiền chiến lợi phẩm để mua thuốc men và một số thực phẩm bồi dưỡng cho anh em thương binh, bệnh binh. Không những đồng ý, mà đồng chí Văn Tiến Dũng còn phê bình chỉ huy Sư đoàn là máy móc, không linh hoạt trong cách giải quyết.
Cách làm trên không những giúp số thương binh, bệnh binh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, mà còn bảo đảm quân số để sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những ngày tháng hào hùng
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng nói tiếp: Chiều 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu. Quân đoàn 3 đảm nhiệm tiến công hướng Tây Bắc. Quân đoàn 1 tiến công theo hướng Đông Bắc, Quân đoàn 2 đảm nhiệm hướng Đông Nam, Quân đoàn 4 đánh từ hướng Đông, Binh đoàn 232 đánh hướng Nam.
Các đơn vị đặc công, biệt động được huy động đánh chiếm những cây cầu trên các trục giao thông, đảm bảo cho những binh đoàn bộ binh được tăng cường tăng thiết giáp thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong nội đô như Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát...
Để phối hợp với các Sư đoàn trong Quân đoàn và các hướng của Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu đánh Sài Gòn, đêm 26/4, Sư đoàn 316 triển khai toàn bộ lực lượng hoạt động xung quanh các căn cứ địch, hình thành thế bao vây chia cắt, giam hãm quân địch và sẵn sàng tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy. Trung đoàn 148 sẵn sàng đánh chiếm lại căn cứ Bầu Nâu-Trà Vinh và tiêu diệt Trung đoàn 49 (Sư đoàn 25 ngụy). Trung đoàn 174 đánh chiếm cứ điểm Trung Hưng và Phước Hiệp, Phước Mỹ. Trung đoàn 98 đánh chiếm thị trấn Trảng Bàng và tiêu diệt Trung đoàn 46 (Sư đoàn 25 ngụy).
Trong tâm tưởng của người lính năm xưa, Trung tướng Nguyễn Hải Bằng vẫn còn nhớ như in về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông cho biết: Tham gia chiến dịch mang tên Bác, Sư đoàn 316 đã hoàn thành nhiệm vụ giam chân và tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy ở tuyến ngoài gồm Trung đoàn 46, Trung đoàn 49, một tiểu đoàn của Trung đoàn 50, Thiết đoàn 10 tăng-thiết giáp, Liên đoàn biệt động quân 32, loại khỏi vòng chiến đấu trên 10.000 tên địch và cùng lực lượng địa phương giải phóng hoàn toàn ba huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Củ Chi.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc toàn thắng, Sư đoàn 316 cùng quân dân cả nước mang lá cờ vinh quang của Bác Hồ đến đích cuối cùng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của Người./.
Bí mật, bất ngờ
Tháng 3/1975, ông là Sư đoàn phó Sư đoàn 316, đơn vị được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn Buôn Ma Thuột. Thời gian dự kiến giải phóng thị xã diễn ra trong ba ngày nhưng trên thực tế, chỉ trong một ngày rưỡi, quân ta đã làm chủ Buôn Ma Thuột.
Nhớ lại trận đánh này, Trung tướng Nguyễn Hải Bằng cho rằng, trận mở màn tiến công thắng lợi này mang ý nghĩa chiến lược. Bởi lẽ, đây là trận then chốt quyết định của chiến dịch Tây Nguyên, tạo ra thời cơ đột biến mở đầu cho cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975.
Nhớ lại trận đánh, Trung tướng Hải Bằng nói: Là người chỉ huy, khi nhận nhiệm vụ đánh vào thị xã, một mục tiêu khá mới lạ vì bộ đội ta đến lúc ấy mới chỉ quen đánh ở địa hình rừng núi là chính. Do vậy, trong quá trình chuẩn bị, các đơn vị đã tiến hành “huấn luyện tại chỗ,” dùng cây cối ghép thành nhà, mục tiêu, xây dựng các dãy phố giả định... để anh em quen dần, khi tiến vào đô thị thật khỏi bỡ ngỡ.
Theo ông, kỷ luật hành quân (sư đoàn phải hành quân chặng đường dài, vượt hàng trăm km từ Nghệ An vào), công tác dân vận khéo, được nhân dân chở che, đùm bọc và sự thành công vượt bậc của công tác nghi binh, lừa địch đã góp phần tạo nên thắng lợi của chiến dịch.
Câu chuyện ông kể lại, chúng tôi thấy vẫn vẹn nguyên tính thời sự và rất bổ ích cho công tác huấn luyện hôm nay. Chẳng hạn, để hành quân vượt qua đường 14 nơi địch đang án ngữ, đơn vị đã bí mật rải nilon lên mặt đường, khi đi qua thì thu lại, không cho địch phát hiện dấu vết khác thường. Để giữ bí mật, bộ đội đã chấp hành nghiêm quy định, rèn bản lĩnh, ý chí tuyệt vời, nhiều đồng chí thèm thuốc lắm nhưng không hề có gợn khói nào...
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng cho rằng, cách đánh trong từng trận và toàn chiến dịch là trên tinh thần “bí mật, bất ngờ, đánh thẳng vào mục tiêu đầu não của địch.” Trên thực tế, khi tiến công Buôn Ma Thuột, các mũi, hướng đều nhằm thẳng vào mục tiêu trọng yếu phía trong, nơi đầu não của kẻ địch, trên đường hành tiến, nếu gặp các chốt, cao điểm cản đường mới “nhổ bỏ,” khi giải quyết xong mục tiêu quan trọng mới quay trở lại, giải quyết gọn, sạch vòng ngoài.
Dùng tiền địch nuôi thương binh
Sau khi giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột, rất nhiều thương binh, bệnh binh nhẹ được cấp trên quyết định giữ lại điều trị tại bệnh xá của các đơn vị và bệnh xá Sư đoàn nhằm bảo đảm quân số, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Mặt khác, hầu hết số cán bộ, chiến sĩ bị thương đều không muốn đi điều trị tại các bệnh viện tuyến trên, vì sợ bị cắt quân số không được tham gia chiến đấu tiếp.
Trong tình thế ấy, chỉ huy Sư đoàn 316 chưa biết giải quyết bằng cách nào. Bởi lẽ, nếu để anh em ở lại dưỡng thương tại đơn vị thì không yên tâm, vì lúc đó sư đoàn không có nguồn kinh phí hoặc vật chất gì đáng kể để bồi dưỡng. Nếu kiên quyết chuyển anh em lên tuyến trên điều trị thì ảnh hưởng đến quân số.
Ban chỉ huy Sư đoàn có ý định dùng số tiền ta thu được trong ngân hàng và các công sở của địch ra thị xã mua thực phẩm và thuốc chữa bệnh cho anh em. Nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng muốn sử dụng số tiền đó phải được sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Mặt trận, kẻo “mang tiếng” là tùy tiện sử dụng chiến lợi phẩm.
Đang loay hoay chưa biết làm cách nào thì đồng chí Văn Tiến Dũng đến thăm Sư đoàn, chỉ huy đơn vị báo cáo xin phép được sử dụng khoản tiền chiến lợi phẩm để mua thuốc men và một số thực phẩm bồi dưỡng cho anh em thương binh, bệnh binh. Không những đồng ý, mà đồng chí Văn Tiến Dũng còn phê bình chỉ huy Sư đoàn là máy móc, không linh hoạt trong cách giải quyết.
Cách làm trên không những giúp số thương binh, bệnh binh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, mà còn bảo đảm quân số để sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Những ngày tháng hào hùng
Trung tướng Nguyễn Hải Bằng nói tiếp: Chiều 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu. Quân đoàn 3 đảm nhiệm tiến công hướng Tây Bắc. Quân đoàn 1 tiến công theo hướng Đông Bắc, Quân đoàn 2 đảm nhiệm hướng Đông Nam, Quân đoàn 4 đánh từ hướng Đông, Binh đoàn 232 đánh hướng Nam.
Các đơn vị đặc công, biệt động được huy động đánh chiếm những cây cầu trên các trục giao thông, đảm bảo cho những binh đoàn bộ binh được tăng cường tăng thiết giáp thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu trong nội đô như Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát...
Để phối hợp với các Sư đoàn trong Quân đoàn và các hướng của Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu đánh Sài Gòn, đêm 26/4, Sư đoàn 316 triển khai toàn bộ lực lượng hoạt động xung quanh các căn cứ địch, hình thành thế bao vây chia cắt, giam hãm quân địch và sẵn sàng tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy. Trung đoàn 148 sẵn sàng đánh chiếm lại căn cứ Bầu Nâu-Trà Vinh và tiêu diệt Trung đoàn 49 (Sư đoàn 25 ngụy). Trung đoàn 174 đánh chiếm cứ điểm Trung Hưng và Phước Hiệp, Phước Mỹ. Trung đoàn 98 đánh chiếm thị trấn Trảng Bàng và tiêu diệt Trung đoàn 46 (Sư đoàn 25 ngụy).
Trong tâm tưởng của người lính năm xưa, Trung tướng Nguyễn Hải Bằng vẫn còn nhớ như in về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ông cho biết: Tham gia chiến dịch mang tên Bác, Sư đoàn 316 đã hoàn thành nhiệm vụ giam chân và tiêu diệt Sư đoàn 25 ngụy ở tuyến ngoài gồm Trung đoàn 46, Trung đoàn 49, một tiểu đoàn của Trung đoàn 50, Thiết đoàn 10 tăng-thiết giáp, Liên đoàn biệt động quân 32, loại khỏi vòng chiến đấu trên 10.000 tên địch và cùng lực lượng địa phương giải phóng hoàn toàn ba huyện Gò Dầu, Trảng Bàng, Củ Chi.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc toàn thắng, Sư đoàn 316 cùng quân dân cả nước mang lá cờ vinh quang của Bác Hồ đến đích cuối cùng, hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện trọn vẹn di chúc thiêng liêng của Người./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)