Sáng 25/7, tại thành phố Vinh, Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc đã chủ trì Hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu 5 tỉnh vùng Tây Bắc: Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ và Yên Bái.
Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và 280 đại biểu đại diện trong những người có uy tín tiêu biểu của 5 tỉnh vùng Tây Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những việc làm hết sức có ý nghĩa của người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc, đi đầu các phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Những người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc bằng tâm huyết, trách nhiệm và lòng nhiệt tình đã luôn nêu gương sáng cho con cháu, cộng đồng; là nhân tố tích cực trong các phong trào cách mạng của địa phương, góp phần để Tây Bắc có những bước phát triển rõ nét và vững chắc trên nhiều lĩnh vực. Họ là những nhân tố tích cực; là “cầu nối” đưa những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với bà con.
Phó Thủ tướng khẳng định: Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng biết ơn những người có uy tín đã và đang tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Tây Bắc là địa bàn vùng núi cao, biên giới, địa hình hiểm trở phức tạp, nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Toàn vùng có trên 10.576 ngàn người, với hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 63% dân số. Trong suốt quá trình lịch sử cách mạng, đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc luôn đoàn kết, góp phần cùng cả nước tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó có vai trò quan trọng của người có uy tín.
Để tiếp tục phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội trong toàn vùng Tây Bắc nói chung và 5 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái nói riêng, hàng năm phải thường xuyên phát hiện, bình xét bổ sung người có uy tín; quan tâm, động viên và biểu dương kịp thời những đóng góp của người có uy tín. Cấp ủy, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc phải tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; trong đó có chính sách đối với người có uy tín. Mặt khác, các địa phương vùng Tây Bắc phải thực hiện tốt việc hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần để người có uy tín tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình trên các lĩnh vực hoạt động.
Phó Thủ tướng mong muốn, người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò, uy tín của mình trên các mặt hoạt động, nhất là tích cực vận động nhân dân chấp hành tốt những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người có uy tín tiếp tục động viên con cháu, người thân trong gia đình, dòng họ và mọi người trong cộng đồng thôn, bản xóa bỏ các tập quán lạc hậu, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu của kẻ xấu, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người có uy tín cần gương mẫu trong việc thực hiện tốt các hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố; đi đầu trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã trao quà tặng đại diện người có uy tín tiêu biểu của 5 tỉnh vùng Tây Bắc.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, sau 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số,” đến nay, các tỉnh vùng Tây Bắc đã bình xét được 28.508 người có uy tín. Họ là những người ở nhiều lứa tuổi, thành phần, dân tộc, với các cương vị công tác khác nhau trên những lĩnh vực hoạt động của đời sống-xã hội.
Những năm qua, người có uy tín trong vùng Tây Bắc đã phát huy tốt vai trò của mình trong tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư, giúp nhân dân hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; vận động con cháu, gia đình, dòng họ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc đã đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Đặc biệt, nhiều người có uy tín tuy tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình, hăng say tham gia công việc của thôn, bản. Với tinh thần sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, người có uy tín vùng Tây Bắc không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, mà còn động viên con cháu, người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; giữ vai trò nòng cốt trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Trước đó, cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu đã đến dâng hương tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An./.
Dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và 280 đại biểu đại diện trong những người có uy tín tiêu biểu của 5 tỉnh vùng Tây Bắc.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương và đánh giá cao những việc làm hết sức có ý nghĩa của người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc, đi đầu các phong trào thi đua yêu nước, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Những người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc bằng tâm huyết, trách nhiệm và lòng nhiệt tình đã luôn nêu gương sáng cho con cháu, cộng đồng; là nhân tố tích cực trong các phong trào cách mạng của địa phương, góp phần để Tây Bắc có những bước phát triển rõ nét và vững chắc trên nhiều lĩnh vực. Họ là những nhân tố tích cực; là “cầu nối” đưa những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với bà con.
Phó Thủ tướng khẳng định: Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng biết ơn những người có uy tín đã và đang tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Cũng theo Phó Thủ tướng, Tây Bắc là địa bàn vùng núi cao, biên giới, địa hình hiểm trở phức tạp, nhưng có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước. Toàn vùng có trên 10.576 ngàn người, với hơn 30 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm trên 63% dân số. Trong suốt quá trình lịch sử cách mạng, đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc luôn đoàn kết, góp phần cùng cả nước tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong đó có vai trò quan trọng của người có uy tín.
Để tiếp tục phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: Cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội trong toàn vùng Tây Bắc nói chung và 5 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái nói riêng, hàng năm phải thường xuyên phát hiện, bình xét bổ sung người có uy tín; quan tâm, động viên và biểu dương kịp thời những đóng góp của người có uy tín. Cấp ủy, chính quyền các tỉnh vùng Tây Bắc phải tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số; trong đó có chính sách đối với người có uy tín. Mặt khác, các địa phương vùng Tây Bắc phải thực hiện tốt việc hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần để người có uy tín tiếp tục phát huy tốt vai trò của mình trên các lĩnh vực hoạt động.
Phó Thủ tướng mong muốn, người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò, uy tín của mình trên các mặt hoạt động, nhất là tích cực vận động nhân dân chấp hành tốt những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người có uy tín tiếp tục động viên con cháu, người thân trong gia đình, dòng họ và mọi người trong cộng đồng thôn, bản xóa bỏ các tập quán lạc hậu, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu của kẻ xấu, muốn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người có uy tín cần gương mẫu trong việc thực hiện tốt các hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ dân phố; đi đầu trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đóng góp sức lực, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã trao quà tặng đại diện người có uy tín tiêu biểu của 5 tỉnh vùng Tây Bắc.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, sau 5 năm thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số,” đến nay, các tỉnh vùng Tây Bắc đã bình xét được 28.508 người có uy tín. Họ là những người ở nhiều lứa tuổi, thành phần, dân tộc, với các cương vị công tác khác nhau trên những lĩnh vực hoạt động của đời sống-xã hội.
Những năm qua, người có uy tín trong vùng Tây Bắc đã phát huy tốt vai trò của mình trong tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn dân cư, giúp nhân dân hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; vận động con cháu, gia đình, dòng họ tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc đã đóng vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở. Đặc biệt, nhiều người có uy tín tuy tuổi đã cao nhưng vẫn nhiệt tình, hăng say tham gia công việc của thôn, bản. Với tinh thần sáng tạo, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, người có uy tín vùng Tây Bắc không chỉ là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, mà còn động viên con cháu, người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Người có uy tín các tỉnh vùng Tây Bắc đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; giữ vai trò nòng cốt trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc.
Trước đó, cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu đã đến dâng hương tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An./.
Nguyễn Cường (TTXVN)