Phong trào “Chiếm lấy phố Wall” ngày 15/10 đã lan tới London - một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Hàng nghìn người tụ tập phản đối sự “tham lam” của giới tài chính ngân hàng, mà họ cho là thủ phạm đẩy nền kinh tế tới khủng hoảng và suy thoái.
Ban đầu, người biểu tình dự định sẽ xâm nhập và chiếm giữ Sàn Giao dịch Chứng khoán London, song cảnh sát Anh đã nhanh chân xin lệnh cấm từ Tòa án Tối cao chỉ cho phép những người có nhiệm vụ được ra vào khu vực Quảng trường Paternoster, nơi đặt trụ sở Sàn Giao dịch Chứng khoán.
Vì vậy, nhóm biểu tình gồm khoảng 3.000 người chuyển sang tụ tập trước sân Nhà thờ Saint Paul nằm ngay cạnh đó. Đây được coi là trái tim trung tâm tài chính London, nơi đóng đô của các trung tâm giao dịch chứng khoán, tiền tệ, các trụ sở ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế lớn.
Họ giơ cao và hô vang các khẩu hiệu: “Chúng tôi chiếm 99%,” “Chấm dứt tài trợ cho giới ngân hàng,” “Phản đối cắt giảm ngân sách,” “Không lo đủ ăn cho người nghèo, nhưng lại nuôi chiến tranh.”
Người biểu tình cho rằng chính sự tham lam và vô trách nhiệm của giới tài phiệt và ngân hàng, vốn chỉ chiếm 1% dân số, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và đẩy người trung lưu và người nghèo tới cuộc suy thoái lớn nhất trong 70 năm qua.
Họ cũng nói chính phủ Anh tiếp tay cho tình trạng này bằng cách bỏ ra hàng trăm tỷ bảng để cứu trợ hệ thống ngân hàng, đồng thời cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách khiến tình trạng thất nghiệp càng thêm trầm trọng.
Tham gia biểu tình có đủ các thành phần, từ công chức, giáo viên, sinh viên, người thất nghiệp và cả những du khách qua đường. Một người tham gia biểu tình, Danny Diskin, cho biết động lực kéo anh đến đây một phần là những khoản thuế vô lý anh phải đóng, một phần là trách nhiệm lương tâm. Anh nói: “Tôi tự hỏi số tiền thuế mà tôi phải đóng hàng tháng sẽ đi về đâu? Ai sẽ là người được nhận số tiền đó? Ai là người trục lợi?”
Những số liệu mới nhất cho thấy GDP của Anh đã giảm 7,1% kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới. Kinh tế suy thoái khiến số người không có việc làm ở “Xứ sở sương mù” tăng lên 2,57 triệu người, mức cao kỷ lục trong 17 năm qua.
Phát biểu tại cuộc biểu tình, đại diện ban tổ chức cho rằng 10% những người giàu nhất nước Anh hiện sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ bảng và Chính phủ Anh chỉ cần đánh thuế 20% đối với nhóm người này cũng đủ để bù đắp thâm hụt ngân sách mà không phải cắt giảm việc làm.
Với lực lượng đông đảo được huy động, cảnh sát Anh lập thành một hàng rào để cô lập nhóm biểu tình, chỉ cho phép lượng người nhỏ giọt ra vào khu vực trước cửa Nhà thờ Saint Paul.
Chiến dịch này tỏ ra khá hiệu quả, nhưng khiến hàng chục thanh niên giận dữ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Ít nhất đã có hai người quá khích bị bắt giữ về tội tấn công người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, những người còn lại dường như không nản lòng. Họ mang theo lều trại cùng thực phẩm và các phương tiện giải trí để sẵn sàng cho một cuộc chiếm đóng kéo dài trong nhiều ngày. Alice, một người đến từ Hampshire cánh London gần 100 km, khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn sẽ ở đây tối nay, tối mai cho đến hết cuối tuần.”
Những khẩu hiệu được viết tạm bợ trên tấm bìa các-tông phần nào cho thấy cuộc biểu tình ở London chủ yếu là hưởng ứng phong trào đang lan rộng ra nhiều thành phố trên thế giới, mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bản thân người biểu tình cũng không tin tưởng hành động của họ sẽ tạo ra một thay đổi nhanh chóng trong chính sách của chính phủ cũng như giới tài chính.
Tuy nhiên, những người đang thất nghiệp như Alice nói rằng công việc tốt nhất họ có thể làm lúc này là biểu tình và hy vọng./.
Ban đầu, người biểu tình dự định sẽ xâm nhập và chiếm giữ Sàn Giao dịch Chứng khoán London, song cảnh sát Anh đã nhanh chân xin lệnh cấm từ Tòa án Tối cao chỉ cho phép những người có nhiệm vụ được ra vào khu vực Quảng trường Paternoster, nơi đặt trụ sở Sàn Giao dịch Chứng khoán.
Vì vậy, nhóm biểu tình gồm khoảng 3.000 người chuyển sang tụ tập trước sân Nhà thờ Saint Paul nằm ngay cạnh đó. Đây được coi là trái tim trung tâm tài chính London, nơi đóng đô của các trung tâm giao dịch chứng khoán, tiền tệ, các trụ sở ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế lớn.
Họ giơ cao và hô vang các khẩu hiệu: “Chúng tôi chiếm 99%,” “Chấm dứt tài trợ cho giới ngân hàng,” “Phản đối cắt giảm ngân sách,” “Không lo đủ ăn cho người nghèo, nhưng lại nuôi chiến tranh.”
Người biểu tình cho rằng chính sự tham lam và vô trách nhiệm của giới tài phiệt và ngân hàng, vốn chỉ chiếm 1% dân số, là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính và đẩy người trung lưu và người nghèo tới cuộc suy thoái lớn nhất trong 70 năm qua.
Họ cũng nói chính phủ Anh tiếp tay cho tình trạng này bằng cách bỏ ra hàng trăm tỷ bảng để cứu trợ hệ thống ngân hàng, đồng thời cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu ngân sách khiến tình trạng thất nghiệp càng thêm trầm trọng.
Tham gia biểu tình có đủ các thành phần, từ công chức, giáo viên, sinh viên, người thất nghiệp và cả những du khách qua đường. Một người tham gia biểu tình, Danny Diskin, cho biết động lực kéo anh đến đây một phần là những khoản thuế vô lý anh phải đóng, một phần là trách nhiệm lương tâm. Anh nói: “Tôi tự hỏi số tiền thuế mà tôi phải đóng hàng tháng sẽ đi về đâu? Ai sẽ là người được nhận số tiền đó? Ai là người trục lợi?”
Những số liệu mới nhất cho thấy GDP của Anh đã giảm 7,1% kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nổ ra ở Mỹ và lan rộng ra khắp thế giới. Kinh tế suy thoái khiến số người không có việc làm ở “Xứ sở sương mù” tăng lên 2,57 triệu người, mức cao kỷ lục trong 17 năm qua.
Phát biểu tại cuộc biểu tình, đại diện ban tổ chức cho rằng 10% những người giàu nhất nước Anh hiện sở hữu khối tài sản hàng trăm tỷ bảng và Chính phủ Anh chỉ cần đánh thuế 20% đối với nhóm người này cũng đủ để bù đắp thâm hụt ngân sách mà không phải cắt giảm việc làm.
Với lực lượng đông đảo được huy động, cảnh sát Anh lập thành một hàng rào để cô lập nhóm biểu tình, chỉ cho phép lượng người nhỏ giọt ra vào khu vực trước cửa Nhà thờ Saint Paul.
Chiến dịch này tỏ ra khá hiệu quả, nhưng khiến hàng chục thanh niên giận dữ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Ít nhất đã có hai người quá khích bị bắt giữ về tội tấn công người thi hành công vụ.
Tuy nhiên, những người còn lại dường như không nản lòng. Họ mang theo lều trại cùng thực phẩm và các phương tiện giải trí để sẵn sàng cho một cuộc chiếm đóng kéo dài trong nhiều ngày. Alice, một người đến từ Hampshire cánh London gần 100 km, khẳng định: “Chúng tôi chắc chắn sẽ ở đây tối nay, tối mai cho đến hết cuối tuần.”
Những khẩu hiệu được viết tạm bợ trên tấm bìa các-tông phần nào cho thấy cuộc biểu tình ở London chủ yếu là hưởng ứng phong trào đang lan rộng ra nhiều thành phố trên thế giới, mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bản thân người biểu tình cũng không tin tưởng hành động của họ sẽ tạo ra một thay đổi nhanh chóng trong chính sách của chính phủ cũng như giới tài chính.
Tuy nhiên, những người đang thất nghiệp như Alice nói rằng công việc tốt nhất họ có thể làm lúc này là biểu tình và hy vọng./.
Vũ Hội-Lê Dương/London (Vietnam+)