Phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall" ở Mỹ tiếp tục lan rộng và chuyển sang nhiều hình thức mới, vượt ra ngoài khuôn khổ các cuộc tuần hành hay dựng trại phản đối giới chủ trong ngành tài chính Mỹ.
Ngày 6/12, hàng trăm người biểu tình đã kéo về văn phòng làm việc của các nghị sĩ Mỹ tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Washington, kêu gọi thông qua dự luật việc làm, ngừng cắt giảm các chính sách an sinh xã hội và dịch vụ y tế.
Những người biểu tình, trong đó có nhiều người đến từ những bang xa xôi như Florida, Kansas và Wisconsin, đã tập trung trước lối vào tòa nhà Quốc hội, trong khi nhiều nhóm nhỏ xông vào bên trong yêu cầu được gặp trực tiếp các nghị sĩ. Tuy nhiên, những người biểu tình bị chặn lại ở ngoài cổng hoặc hành lang bên ngoài.
Theo các nguồn tin, cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Lấy lại Quốc hội" diễn ra trật tự và chỉ có một người bị bắt giữ. Dự kiến, cuộc biểu tình kéo dài trong ba ngày từ 6-8/12 với khoảng 3.000 người tham gia. Hiện đã có khoảng 15 lều trại được dựng sẵn tại khu vực Quảng trường Quốc gia gần tòa nhà Quốc hội và Nhà Trắng.
Trong khi đó, số liệu thống kê của tờ Bưu điện Washington cho biết đa số cử tri Mỹ nhìn nhận năm 2011 là năm hoạt động kém hiệu quả của Quốc hội Mỹ với quá ít bộ luật được thông qua cộng với thực trạng u ám của nền kinh tế.
Theo báo trên, từ đầu năm đến nay, cả Hạ viện và Thượng viện mới chỉ thông qua được 694 dự luật, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tính đến hết tháng 11/2011, Tổng thống Barack Obama cũng mới ký ban hành được tổng cộng 62 đạo luật mới, so với 88 đạo luật mà cựu Tổng thống Bill Clinton ký năm 1995.
Đa số cử tri được hỏi ý kiến cho rằng hiệu quả hoạt động của Quốc hội thấp phản ánh rõ thực trạng chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội cũng như giữa Quốc hội và Nhà Trắng.
Trong khi đó, tổ chức thăm dò dư luận "No Labels" cho biết có tới 90% trong tổng số 800 cử tri được hỏi đổ lỗi cho Quốc hội về tình trạng kinh tế khó khăn mà nước Mỹ đang phải đương đầu.
Thăm dò của tờ The Hill - chuyên đưa tin về hoạt động của Quốc hội cũng cho biết, có tới 67% cử tri được hỏi ý kiến nói rằng mức lương trung bình 174.000 USD/năm, chưa kể các khoản phúc lợi khác, của các nghị sĩ Mỹ là quá cao và nên cắt giảm./.
Ngày 6/12, hàng trăm người biểu tình đã kéo về văn phòng làm việc của các nghị sĩ Mỹ tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Washington, kêu gọi thông qua dự luật việc làm, ngừng cắt giảm các chính sách an sinh xã hội và dịch vụ y tế.
Những người biểu tình, trong đó có nhiều người đến từ những bang xa xôi như Florida, Kansas và Wisconsin, đã tập trung trước lối vào tòa nhà Quốc hội, trong khi nhiều nhóm nhỏ xông vào bên trong yêu cầu được gặp trực tiếp các nghị sĩ. Tuy nhiên, những người biểu tình bị chặn lại ở ngoài cổng hoặc hành lang bên ngoài.
Theo các nguồn tin, cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Lấy lại Quốc hội" diễn ra trật tự và chỉ có một người bị bắt giữ. Dự kiến, cuộc biểu tình kéo dài trong ba ngày từ 6-8/12 với khoảng 3.000 người tham gia. Hiện đã có khoảng 15 lều trại được dựng sẵn tại khu vực Quảng trường Quốc gia gần tòa nhà Quốc hội và Nhà Trắng.
Trong khi đó, số liệu thống kê của tờ Bưu điện Washington cho biết đa số cử tri Mỹ nhìn nhận năm 2011 là năm hoạt động kém hiệu quả của Quốc hội Mỹ với quá ít bộ luật được thông qua cộng với thực trạng u ám của nền kinh tế.
Theo báo trên, từ đầu năm đến nay, cả Hạ viện và Thượng viện mới chỉ thông qua được 694 dự luật, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Tính đến hết tháng 11/2011, Tổng thống Barack Obama cũng mới ký ban hành được tổng cộng 62 đạo luật mới, so với 88 đạo luật mà cựu Tổng thống Bill Clinton ký năm 1995.
Đa số cử tri được hỏi ý kiến cho rằng hiệu quả hoạt động của Quốc hội thấp phản ánh rõ thực trạng chia rẽ sâu sắc tại Quốc hội cũng như giữa Quốc hội và Nhà Trắng.
Trong khi đó, tổ chức thăm dò dư luận "No Labels" cho biết có tới 90% trong tổng số 800 cử tri được hỏi đổ lỗi cho Quốc hội về tình trạng kinh tế khó khăn mà nước Mỹ đang phải đương đầu.
Thăm dò của tờ The Hill - chuyên đưa tin về hoạt động của Quốc hội cũng cho biết, có tới 67% cử tri được hỏi ý kiến nói rằng mức lương trung bình 174.000 USD/năm, chưa kể các khoản phúc lợi khác, của các nghị sĩ Mỹ là quá cao và nên cắt giảm./.
(TTXVN/Vietnam+)