Biểu tình ở châu Âu phủ bóng đen lên G-20

Do kinh tế châu Âu sa sút và ngày càng nhiều người bị mất việc làm, làn sóng phản đối đang bùng nổ khắp châu lục này, đe dọa phủ một đám mây đen lên Hội nghị cấp cao của Nhóm 20 nước phát triển và đang nổi lên (G-20) được tổ chức tại London (Anh) vào tuần tới.

Do kinh tế châu Âu sa sút và ngày càng nhiều người bị mất việc làm, làn sóng phản đối đang bùng nổ khắp châu lục này, đe dọa phủ một đám mây đen lên Hội nghị cấp cao của Nhóm 20 nước phát triển và đang nổi lên (G-20) được tổ chức tại London (Anh) vào tuần tới.

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế châu Âu đang chìm sâu vào suy thoái, người dân ngày càng tỏ tâm lý bất bình khi các chính phủ không đưa ra được biện pháp hiệu quả chống khủng hoảng. Từ đầu năm tới nay, làn sóng biểu tình phản đối lan rộng khắp châu Âu đã dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ 3 nước khu vực là Iceland, Latvia và Hungary.

Cơ quan tình báo kinh tế thuộc tạp chí Nhà Kinh tế Anh cho biết nạn thất nghiệp đang gia tăng cùng tốc độ và quy mô ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây ra một "cú sốc lớn" cho người dân. Do ngày càng mất lòng tin vào khả năng khôi phục sự ổn định kinh tế của các chính phủ, người dân ở nhiều nước châu Âu đã tiến hành các hoạt động biểu tình phản đối.
 
Ông Chistopher Husband, Giáo sư xã hội học của Đại học Kinh tế London, cho biết cuộc suy thoái đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống, trong đó "tội ác gia tăng, các mối quan hệ bị phá vỡ và những vụ gây rối dân sự đã diễn ra ở một số nơi".
 
Tại Anh, các cuộc biểu tình đang được lên kế hoạch tổ chức tại trung tâm tài chính London. Cảnh sát đã yêu cầu các thể chế tài chính ở thành phố này phải tăng cường an ninh, hoãn những cuộc họp không cần thiết và giữ nhân viên ở trong trụ sở làm việc. Ngoài ra, các nhân viên ngân hàng cũng được khuyên mặc "thường phục" để tránh sự chú ý.
 
Tại Pháp, cuộc bãi công quy mô toàn quốc với sự tham dự của 1,2 triệu người hồi tuần trước đã diễn ra tương đối hòa bình, nhưng Chính phủ nước này vẫn lo ngại sẽ nổ ra các vụ bạo động tương tự như cuộc bạo động của người biểu tình diễn ra tháng trước tại Guadeloupe - vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp và ở Hy Lạp cuối năm ngoái.
 
Trong khi đó, tại Scotland, những người biểu tình quá khích đã đập phá nhà và xe của ông Fred Goodwin, cựu Giám đốc điều hành ngân hàng Royal Bank (ngân hàng làm ăn thua lỗ)./.

(TT&VH/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục