Ngày 19/1, đụng độ đã xảy ra trong cuộc biểu tình quy mô lớn ở quảng trường trung tâm thủ đô Bucharest của Romania, khi những người biểu tình quá khích dùng gạch đá và vỏ chai ném vào cảnh sát, buộc lực lượng cảnh sát chống bạo động phải dùng hơi cay giải tán đám đông.
Cảnh sát đã bắt giữ hơn 50 người được cho là tìm cách kích động bạo lực.
Khoảng 7.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tại Bucharest ngày 19/1 đòi Tổng thống Traian Basescu và chính phủ liên minh của ông phải từ chức, tiếp theo làn sóng biểu tình kéo dài suốt 1 tuần nay trên cả nước nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Phong trào biểu tình này do liên minh đối lập USL tổ chức.
Theo ước tính của cảnh sát, có khoảng 20.000 người đã xuống đường biểu tình trên toàn quốc kể từ ngày 13/1. Các vụ đụng độ trong biểu tình đã khiến ít nhất 70 người bị thương.
Romania là quốc gia nghèo thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU) và chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ nước này buộc phải thắt chặt chi tiêu và tiến hành cải cách để nhận được sự trợ giúp của các thể chế tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp này bị người dân phản đối, dẫn tới uy tín của đảng Dân chủ-Tự do (DLP) cầm quyền cũng giảm sút.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ liên minh đối lập USL hiện lên tới 50%, so với 18% ủng hộ DLP./.
Cảnh sát đã bắt giữ hơn 50 người được cho là tìm cách kích động bạo lực.
Khoảng 7.000 người đã tham gia cuộc biểu tình tại Bucharest ngày 19/1 đòi Tổng thống Traian Basescu và chính phủ liên minh của ông phải từ chức, tiếp theo làn sóng biểu tình kéo dài suốt 1 tuần nay trên cả nước nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Phong trào biểu tình này do liên minh đối lập USL tổ chức.
Theo ước tính của cảnh sát, có khoảng 20.000 người đã xuống đường biểu tình trên toàn quốc kể từ ngày 13/1. Các vụ đụng độ trong biểu tình đã khiến ít nhất 70 người bị thương.
Romania là quốc gia nghèo thứ hai trong Liên minh châu Âu (EU) và chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Để tránh nguy cơ vỡ nợ, Chính phủ nước này buộc phải thắt chặt chi tiêu và tiến hành cải cách để nhận được sự trợ giúp của các thể chế tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các biện pháp này bị người dân phản đối, dẫn tới uy tín của đảng Dân chủ-Tự do (DLP) cầm quyền cũng giảm sút.
Kết quả các cuộc thăm dò dư luận mới nhất cho thấy tỷ lệ ủng hộ liên minh đối lập USL hiện lên tới 50%, so với 18% ủng hộ DLP./.
(TTXVN/Vietnam+)