Các cuộc biểu tình bạo loạn tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa lắng dịu sau hơn hai tuần liên tiếp làm chao đảo quốc gia này bất chấp cuộc đối thoại khẩn cấp giữa Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và đại diện những người biểu tình cùng một số nhượng bộ trước đó của chính phủ.
Làn sóng biểu tình lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua tại Thổ Nhĩ Kỳ bùng phát sau khi cảnh sát giải tán cuộc biểu tình tại công viên Gezi ở thành phố Istanbul đã thu hút sự tham gia của những người theo chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa dân tộc, các chuyên gia, các nhà hoạt động công đoàn và giới sinh viên.
Từ một “đốm lửa nhỏ”, biểu tình đã trở thành “đám cháy lớn” lan tới gần 80 tỉnh và thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bạo động liên quan tới biểu tình đã làm ít nhất bốn người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát, khoảng 7.500 người bị thương và gần 2.000 người bị bắt giữ.
[Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt gần 500 người biểu tình]
Giới phân tích lo ngại các cuộc biểu tình cùng với tình trạng bạo lực kéo dài sẽ hủy hoại hình ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2002, ông Erdogan đã đưa đảng Công lý và Phát triển (AKP) lên nắm quyền và bản thân ông trở thành thủ tướng.
Từ đó, ông đã xúc tiến một loạt chính sách cải cách kinh tế- xã hội, giúp kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, hạn chế quyền lực của quân đội, trao nhiều quyền lợi về văn hóa cho cộng đồng người Cuốc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2010 tăng 8,9% - bước nhảy vọt ngoạn mục trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
GDP bình quân đầu người cũng đã tăng gần gấp đôi. Những thành tích đó giúp Thổ Nhĩ Kỳ "ghi điểm" trong con mắt của các nước phương Tây và được mời đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, khi tiến trình đàm phán gia nhập EU bắt đầu vào năm 2005, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu “mất điểm” khi ông Erdogan thực thi một loạt chính sách cứng rắn như triệt hạ hàng loạt tướng lĩnh quân đội, bỏ tù những đối thủ chính trị. Kết quả là tiến trình đàm phán với EU bị dừng lại vô thời hạn từ nhiều năm nay.
Với những gì xảy ra trong những tuần qua, chắc chắn con đường gia nhập EU của Ankara càng thêm xa vời.
Cùng với sự căng thẳng và bất ổn trong xã hội kéo dài hơn hai tuần qua, tình trạng biểu tình phản đối chính phủ đang đe dọa tương lai kinh tế của một trong những thị trường mới nổi đầy hứa hẹn này.
Chỉ một tháng sau khi nâng xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ lên mức đáng đầu tư, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s cảnh báo sự bất ổn chính trị có thể đe dọa ngành du lịch cũng như đầu tư của nước ngoài vào nước này.
Nhiều người lo ngại rằng nếu đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ bị ngừng lại trong thời gian dài, xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đưa trở lại mức "không nên đầu tư".
Kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua và thị trường chứng khoán Istanbul giảm khoảng 11%. Nếu những bất ổn chính trị kéo dài, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị lâm nguy.
Đối với Mỹ và EU, làn sóng biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến họ rơi vào tình thế khó xử.
EU không muốn chứng kiến tình trạng bất ổn chính trị kéo dài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một Thổ Nhĩ Kỳ bất ổn có thể ảnh hưởng đến những toan tính và mục tiêu của phương Tây tại Syria, Iran và Iraq.
Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng khó có thể xảy ra “Mùa xuân Thổ Nhĩ Kỳ” bởi nền kinh tế của quốc gia này không yếu kém như các nước Arập, trong khi chưa có dấu hiệu của yếu tố Hồi giáo cực đoan trong làn sóng biểu tình hiện nay.
Theo giới quan sát, đa số người dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một cuộc chính biến diễn ra và lấy đi của họ sự ổn định xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế.
Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đất nước của họ rơi vào tình cảnh của những nước láng giềng như Syria. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình đang diễn ra là một hồi chuông cảnh báo đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Erdogan.
Cuộc khủng hoảng đã khiến uy tín của ông Erdogan bị giảm sút đáng kể và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tham vọng làm tổng thống của ông vào năm tới, khi mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên trực tiếp bầu tổng thống thay vì quốc hội bầu như trước đây./.
Làn sóng biểu tình lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ qua tại Thổ Nhĩ Kỳ bùng phát sau khi cảnh sát giải tán cuộc biểu tình tại công viên Gezi ở thành phố Istanbul đã thu hút sự tham gia của những người theo chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa dân tộc, các chuyên gia, các nhà hoạt động công đoàn và giới sinh viên.
Từ một “đốm lửa nhỏ”, biểu tình đã trở thành “đám cháy lớn” lan tới gần 80 tỉnh và thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ.
Bạo động liên quan tới biểu tình đã làm ít nhất bốn người thiệt mạng, trong đó có một cảnh sát, khoảng 7.500 người bị thương và gần 2.000 người bị bắt giữ.
[Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt gần 500 người biểu tình]
Giới phân tích lo ngại các cuộc biểu tình cùng với tình trạng bạo lực kéo dài sẽ hủy hoại hình ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên trường quốc tế.
Sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2002, ông Erdogan đã đưa đảng Công lý và Phát triển (AKP) lên nắm quyền và bản thân ông trở thành thủ tướng.
Từ đó, ông đã xúc tiến một loạt chính sách cải cách kinh tế- xã hội, giúp kinh tế đất nước phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng, hạn chế quyền lực của quân đội, trao nhiều quyền lợi về văn hóa cho cộng đồng người Cuốc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2010 tăng 8,9% - bước nhảy vọt ngoạn mục trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
GDP bình quân đầu người cũng đã tăng gần gấp đôi. Những thành tích đó giúp Thổ Nhĩ Kỳ "ghi điểm" trong con mắt của các nước phương Tây và được mời đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, khi tiến trình đàm phán gia nhập EU bắt đầu vào năm 2005, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu “mất điểm” khi ông Erdogan thực thi một loạt chính sách cứng rắn như triệt hạ hàng loạt tướng lĩnh quân đội, bỏ tù những đối thủ chính trị. Kết quả là tiến trình đàm phán với EU bị dừng lại vô thời hạn từ nhiều năm nay.
Với những gì xảy ra trong những tuần qua, chắc chắn con đường gia nhập EU của Ankara càng thêm xa vời.
Cùng với sự căng thẳng và bất ổn trong xã hội kéo dài hơn hai tuần qua, tình trạng biểu tình phản đối chính phủ đang đe dọa tương lai kinh tế của một trong những thị trường mới nổi đầy hứa hẹn này.
Chỉ một tháng sau khi nâng xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ lên mức đáng đầu tư, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s cảnh báo sự bất ổn chính trị có thể đe dọa ngành du lịch cũng như đầu tư của nước ngoài vào nước này.
Nhiều người lo ngại rằng nếu đầu tư nước ngoài vào Thổ Nhĩ Kỳ bị ngừng lại trong thời gian dài, xếp hạng tín nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị đưa trở lại mức "không nên đầu tư".
Kể từ khi nổ ra các cuộc biểu tình, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng qua và thị trường chứng khoán Istanbul giảm khoảng 11%. Nếu những bất ổn chính trị kéo dài, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ bị lâm nguy.
Đối với Mỹ và EU, làn sóng biểu tình tại Thổ Nhĩ Kỳ khiến họ rơi vào tình thế khó xử.
EU không muốn chứng kiến tình trạng bất ổn chính trị kéo dài ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một Thổ Nhĩ Kỳ bất ổn có thể ảnh hưởng đến những toan tính và mục tiêu của phương Tây tại Syria, Iran và Iraq.
Mặc dù vậy, giới phân tích cho rằng khó có thể xảy ra “Mùa xuân Thổ Nhĩ Kỳ” bởi nền kinh tế của quốc gia này không yếu kém như các nước Arập, trong khi chưa có dấu hiệu của yếu tố Hồi giáo cực đoan trong làn sóng biểu tình hiện nay.
Theo giới quan sát, đa số người dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn một cuộc chính biến diễn ra và lấy đi của họ sự ổn định xã hội cũng như tăng trưởng kinh tế.
Nhiều người dân Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đất nước của họ rơi vào tình cảnh của những nước láng giềng như Syria. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình đang diễn ra là một hồi chuông cảnh báo đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và Thủ tướng Erdogan.
Cuộc khủng hoảng đã khiến uy tín của ông Erdogan bị giảm sút đáng kể và rất có thể sẽ ảnh hưởng đến tham vọng làm tổng thống của ông vào năm tới, khi mà người dân Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên trực tiếp bầu tổng thống thay vì quốc hội bầu như trước đây./.
(TTXVN)