Sáng 27/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015 đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của 350 đại biểu đại diện cho 21.251 đảng viên toàn Đảng bộ.
Thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt biểu dương những thành tựu của tỉnh Bình Phước đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch nước khẳng định, mặc dù là một tỉnh có xuất phát điểm đi lên từ nghèo khó, nhưng trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ, chính quyền và quân dân Bình Phước đã vươn lên trong khó khăn, có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý, Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế hiện nay Bình Phước vẫn còn là một tỉnh nghèo, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết có hiệu quả, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, công tác quản lý bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu còn khó khăn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có cố gắng và có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, còn một số mặt hạn chế.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị, Đại hội cần thảo luận sâu sắc, đánh giá đúng mức những thành tựu cùng những tồn tại, yếu kém về kinh tế-xã hội, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Chủ tịch nước chỉ rõ là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với quốc lộ 13 và 14 nối liền Campuchia, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ, Bình Phước cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh gọn để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đó là điều kiện tốt để phát triển nhanh công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Về lâu dài, tỉnh cần có định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao và cả dịch vụ cao cấp. Đi đôi với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Bình Phước phải đồng thời quan tâm phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bình Phước cần tổng kết, đánh giá, định hướng và có chính sách phát triển, đặc biệt là quy hoạch các vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản. Gắn kết chặt chẽ lợi ích người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Quản lý và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, tiến tới làm kinh tế rừng, có thu nhập xứng đáng từ tài nguyên rừng...
Với truyền thống là tỉnh anh hùng, với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và quân dân Bình Phước sẽ đoàn kết, vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đề ra.
Báo cáo chính trị tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước Võ Đình Tuyến, nêu rõ trong 5 năm qua (2005-2010), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Cụ thể là trong 56 chỉ tiêu, có 38 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 13,2%. Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành quả quan trọng. Toàn tỉnh giảm được 17.371 hộ nghèo, đạt 131,1% so với kế hoạch, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,9% (đầu năm 2006) ước xuống còn 4% vào cuối năm 2010, về trước một năm so với kế hoạch.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong năm năm qua của Bình Phước chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm chương trình đột phá về kinh tế-xã hội thực hiện còn chậm hoặc chưa đạt yêu cầu đề ra.
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Bình Phước xác định tập trung tối đa các nguồn lực hiện có để thực hiện một cách có hiệu quả nhất ba chương trình đột phá là chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp; chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực.
Ba chương trình đột phá trên được xây dựng trên cơ sở tổng kết năm chương trình đột phá của nhiệm kỳ trước. Mỗi một chương trình đột phá được nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá như một đề tài khoa học.
Ba chương trình đột phá của nhiệm kỳ này được xây dựng một cách khoa học, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay và đặc biệt là phù hợp với mục tiêu tổng quát mà Đảng bộ đã đề ra...
Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 28/9./.
Thay mặt Bộ Chính trị, phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhiệt liệt biểu dương những thành tựu của tỉnh Bình Phước đạt được trong thời gian qua. Chủ tịch nước khẳng định, mặc dù là một tỉnh có xuất phát điểm đi lên từ nghèo khó, nhưng trong nhiệm kỳ qua Đảng bộ, chính quyền và quân dân Bình Phước đã vươn lên trong khó khăn, có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện.
Tuy nhiên, Chủ tịch nước lưu ý, Đảng bộ, chính quyền tỉnh cần thẳng thắn nhìn nhận một thực tế hiện nay Bình Phước vẫn còn là một tỉnh nghèo, công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết có hiệu quả, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, công tác quản lý bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu còn khó khăn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có cố gắng và có chuyển biến nhưng vẫn còn chậm, còn một số mặt hạn chế.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị, Đại hội cần thảo luận sâu sắc, đánh giá đúng mức những thành tựu cùng những tồn tại, yếu kém về kinh tế-xã hội, phân tích rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan và tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
Chủ tịch nước chỉ rõ là địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với quốc lộ 13 và 14 nối liền Campuchia, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam bộ, Bình Phước cần tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh gọn để thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Đó là điều kiện tốt để phát triển nhanh công nghiệp, chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn.
Về lâu dài, tỉnh cần có định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao và cả dịch vụ cao cấp. Đi đôi với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Bình Phước phải đồng thời quan tâm phát triển dịch vụ, thương mại, du lịch.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bình Phước cần tổng kết, đánh giá, định hướng và có chính sách phát triển, đặc biệt là quy hoạch các vùng theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản. Gắn kết chặt chẽ lợi ích người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Quản lý và bảo vệ rừng, nhất là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, tiến tới làm kinh tế rừng, có thu nhập xứng đáng từ tài nguyên rừng...
Với truyền thống là tỉnh anh hùng, với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và quân dân Bình Phước sẽ đoàn kết, vượt qua các khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế-xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX đề ra.
Báo cáo chính trị tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước Võ Đình Tuyến, nêu rõ trong 5 năm qua (2005-2010), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Phước đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Cụ thể là trong 56 chỉ tiêu, có 38 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt 13,2%. Công tác xóa đói, giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành quả quan trọng. Toàn tỉnh giảm được 17.371 hộ nghèo, đạt 131,1% so với kế hoạch, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,9% (đầu năm 2006) ước xuống còn 4% vào cuối năm 2010, về trước một năm so với kế hoạch.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong năm năm qua của Bình Phước chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ trong năm chương trình đột phá về kinh tế-xã hội thực hiện còn chậm hoặc chưa đạt yêu cầu đề ra.
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Bình Phước xác định tập trung tối đa các nguồn lực hiện có để thực hiện một cách có hiệu quả nhất ba chương trình đột phá là chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh phát triển công nghiệp; chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; chương trình đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực.
Ba chương trình đột phá trên được xây dựng trên cơ sở tổng kết năm chương trình đột phá của nhiệm kỳ trước. Mỗi một chương trình đột phá được nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá như một đề tài khoa học.
Ba chương trình đột phá của nhiệm kỳ này được xây dựng một cách khoa học, hoàn toàn phù hợp với thực tiễn của tỉnh Bình Phước giai đoạn hiện nay và đặc biệt là phù hợp với mục tiêu tổng quát mà Đảng bộ đã đề ra...
Đại hội tiếp tục làm việc đến ngày 28/9./.
Nguyễn Văn Việt (TTXVN/Vietnam+)