Từ đầu năm đến nay, các nhà vườn trồng thanh long ở Bình Thuận phấn khởi vì bán được ở mức giá khá cao.
Hai thị trường mới tương đối khó tính là Chile và Hàn Quốc cũng đã mở cửa nhập khẩu trái thanh long của Bình Thuận. Điều này cho thấy, thanh long Bình Thuận đã và đang khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết để giữ vững thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thanh long thế giới, Hiệp hội đã yêu cầu các cơ sở không thu mua thanh long không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ưu tiên mua thanh long đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sau đó mới mua thanh long chưa cấp giấy chứng nhận.
Hiệp hội cũng nhắc nhở các đơn vị sản xuất thanh long sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng phải theo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); đặc biệt phải đúng quy trình đã đăng ký với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thanh long, tuyệt đối phải đảm bảo đúng thời gian cách ly trước khi thu hái.
Tỉnh Bình thuận cũng đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ các cơ sở thu mua, nếu các cơ sở này không thực hiện đúng quy trình, sẽ tiến hành rút giấy phép kinh doanh.
Theo ông Hưng, việc kiểm soát thanh long an toàn có thể thực hiện tốt, nếu cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các điểm thu mua, điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Tỉnh Bình Thuận hiện nay có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, với hơn 12.500ha, sản lượng thu hoạch trên 300.000 tấn/năm; trong đó, hơn 80% xuất khẩu sang thị trường thế giới.
Hiện nay trung bình mỗi ngày, thanh long Bình Thuận đưa ra thị trường các nước gần 1.000 tấn, cao rất nhiều so với ngày thường, chủ yếu là các nước khu vực châu Á, những nước có cộng đồng dân cư ăn tết cổ truyền như Việt Nam./.
Hai thị trường mới tương đối khó tính là Chile và Hàn Quốc cũng đã mở cửa nhập khẩu trái thanh long của Bình Thuận. Điều này cho thấy, thanh long Bình Thuận đã và đang khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường thế giới.
Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết để giữ vững thương hiệu cho thanh long Bình Thuận, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thanh long thế giới, Hiệp hội đã yêu cầu các cơ sở không thu mua thanh long không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; ưu tiên mua thanh long đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sau đó mới mua thanh long chưa cấp giấy chứng nhận.
Hiệp hội cũng nhắc nhở các đơn vị sản xuất thanh long sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng phải theo nguyên tắc bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách); đặc biệt phải đúng quy trình đã đăng ký với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thanh long, tuyệt đối phải đảm bảo đúng thời gian cách ly trước khi thu hái.
Tỉnh Bình thuận cũng đã chỉ đạo quản lý chặt chẽ các cơ sở thu mua, nếu các cơ sở này không thực hiện đúng quy trình, sẽ tiến hành rút giấy phép kinh doanh.
Theo ông Hưng, việc kiểm soát thanh long an toàn có thể thực hiện tốt, nếu cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra các điểm thu mua, điểm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Tỉnh Bình Thuận hiện nay có diện tích thanh long lớn nhất cả nước, với hơn 12.500ha, sản lượng thu hoạch trên 300.000 tấn/năm; trong đó, hơn 80% xuất khẩu sang thị trường thế giới.
Hiện nay trung bình mỗi ngày, thanh long Bình Thuận đưa ra thị trường các nước gần 1.000 tấn, cao rất nhiều so với ngày thường, chủ yếu là các nước khu vực châu Á, những nước có cộng đồng dân cư ăn tết cổ truyền như Việt Nam./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)