Bình Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 15.500ha, sản lượng bình quân hàng năm hơn 350.000 tấn.
Tuy nhiên để cây thanh long phát triển bền vững, tỉnh đã khuyến khích người dân phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam ) và đã được đông đảo người dân ủng hộ.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được 214 nhóm nông dân liên kết trồng thanh long VietGAP với sự tham gia của 5.500 hộ dân. Thời gian đầu một số nông dân còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia nhưng về sau với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành nông nghiệp, cùng với sự tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên của các cơ quan thông tin đại chúng đã khơi dậy phong trào trồng thanh long VietGAP.
Ông Bùi Đăng Hưng - Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết qua gần ba năm thực hiện sản xuất thanh long VietGAP, toàn tỉnh đã có 4.400ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có gần 160ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu). Đây là kết quả từ sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị chuyên môn, địa phương và đông đảo nông dân trồng thanh long trong tỉnh.
Theo ông Hưng, hầu hết nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình một cách đầy đủ và nâng lên một tầm cao mới, xem việc triển khai thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP mang ý nghĩa sống còn, là con đường duy nhất để đảm bảo tính bền vững trong việc phát triển cây thanh long của tỉnh. Nông dân trong tỉnh đã dần dần hình thành và làm quen được phương thức canh tác mới, dần thay thế hình thức canh tác truyền thống, lạc hậu xưa nay.
Với phong trào trồng thanh long VietGAP đang tiến triển thuận lợi, Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Để đạt được điều này, hiện nay toàn ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, đồng thời tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người trồng thanh long.
Hiện thanh long Bình Thuận đã được xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu... Các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vừa chấp nhận cho thanh long Bình Thuận nhập vào. Tuy nhiên thanh long Bình Thuận chủ yếu vẫn xuất sang thị trường châu Á, trong đó Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần./.
Tuy nhiên để cây thanh long phát triển bền vững, tỉnh đã khuyến khích người dân phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP (sản xuất nông nghiệp tốt tiêu chuẩn Việt Nam ) và đã được đông đảo người dân ủng hộ.
Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành được 214 nhóm nông dân liên kết trồng thanh long VietGAP với sự tham gia của 5.500 hộ dân. Thời gian đầu một số nông dân còn rụt rè, chưa mạnh dạn tham gia nhưng về sau với sự chỉ đạo quyết liệt của Ủy ban nhân dân tỉnh và ngành nông nghiệp, cùng với sự tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên của các cơ quan thông tin đại chúng đã khơi dậy phong trào trồng thanh long VietGAP.
Ông Bùi Đăng Hưng - Chủ tịch Hiệp hội thanh long Bình Thuận cho biết qua gần ba năm thực hiện sản xuất thanh long VietGAP, toàn tỉnh đã có 4.400ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có gần 160ha thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu). Đây là kết quả từ sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị chuyên môn, địa phương và đông đảo nông dân trồng thanh long trong tỉnh.
Theo ông Hưng, hầu hết nông dân đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình một cách đầy đủ và nâng lên một tầm cao mới, xem việc triển khai thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP mang ý nghĩa sống còn, là con đường duy nhất để đảm bảo tính bền vững trong việc phát triển cây thanh long của tỉnh. Nông dân trong tỉnh đã dần dần hình thành và làm quen được phương thức canh tác mới, dần thay thế hình thức canh tác truyền thống, lạc hậu xưa nay.
Với phong trào trồng thanh long VietGAP đang tiến triển thuận lợi, Bình Thuận đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 100% diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Để đạt được điều này, hiện nay toàn ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển, đồng thời tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người trồng thanh long.
Hiện thanh long Bình Thuận đã được xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu... Các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vừa chấp nhận cho thanh long Bình Thuận nhập vào. Tuy nhiên thanh long Bình Thuận chủ yếu vẫn xuất sang thị trường châu Á, trong đó Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần./.
Nguyễn Thanh (TTXVN/Vietnam+)