Ngày 28/2, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Ý kiến chủ yếu tập trung góp ý về các điều khoản liên quan tới giáo dục, đào tạo; bên cạnh đó, một số ý kiến cũng góp ý quanh một số vấn đề khác như quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nghiên cứu khoa học và công nghệ, bình đẳng giới…
Về cơ bản, các đại biểu đều bày tỏ sự nhất trí dự thảo sửa đổi, bổ sung; bản dự thảo đã giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và làm rõ hơn sự tiến bộ xã hội.
Điều 66 nói về mục tiêu giáo dục, ý kiến góp ý cho là chưa đầy đủ, thậm chí chưa đầy đủ bằng bản sửa đổi bổ sung năm 2001. Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới, mới chỉ chú trọng phần “dạy chữ” với việc dạy nghề, dạy văn hóa mà chưa nêu lên phần “dạy người.”
Ngoài ra, Điều 42 quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập,” nên sửa thành “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập suốt đời.” Đồng thời, riêng nội dung về giáo dục trong Hiến pháp cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện hơn.
Các Điều 22, Điều 5, Điều 66 về việc hiến mô, xác cho y học, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền của người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó,ý kiến đống góp cho rằng, việc sửa đổi nội dung về quyền của người khuyết tật là “được học văn hóa và học nghề” là chưa đầy đủ. Họ cũng có đầy đủ quyền công dân và được Đảng, Nhà nước đối xử công bằng. Vì vậy, nên sửa thành “được học theo nhu cầu” để không giới hạn nhu cầu học tập, nghiên cứu của người khuyết tật giống như các công dân khác.
Tại Khoản 2, Điều 66 có ghi “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục...” cần thêm một cụm từ: “xây dựng đội ngũ nhà giáo.”
Nhiều ý kiến tại hội nghị đề xuất Điều 66 cần bổ sung câu từ để thể hiện rõ hơn việc phát triển giáo dục không chỉ bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân mà tạo ra những con người có lòng yêu nước, có niềm tự hào dân tộc; đồng thời đề nghị cần có một buổi hội thảo để góp ý riêng cho 2 điều trên...
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng khẳng định: Việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, để tham mưu, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; trong đó, các quy định về giáo dục, đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp. Việc triển khai lấy ý kiến đã được Bộ Giáo dục phổ biến trong toàn ngành và triển khai từ cấp cơ sở, cấp trường, cấp Sở và các cục, vụ của Bộ./.
Ý kiến chủ yếu tập trung góp ý về các điều khoản liên quan tới giáo dục, đào tạo; bên cạnh đó, một số ý kiến cũng góp ý quanh một số vấn đề khác như quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nghiên cứu khoa học và công nghệ, bình đẳng giới…
Về cơ bản, các đại biểu đều bày tỏ sự nhất trí dự thảo sửa đổi, bổ sung; bản dự thảo đã giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và làm rõ hơn sự tiến bộ xã hội.
Điều 66 nói về mục tiêu giáo dục, ý kiến góp ý cho là chưa đầy đủ, thậm chí chưa đầy đủ bằng bản sửa đổi bổ sung năm 2001. Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới, mới chỉ chú trọng phần “dạy chữ” với việc dạy nghề, dạy văn hóa mà chưa nêu lên phần “dạy người.”
Ngoài ra, Điều 42 quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập,” nên sửa thành “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập suốt đời.” Đồng thời, riêng nội dung về giáo dục trong Hiến pháp cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia giáo dục có nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện hơn.
Các Điều 22, Điều 5, Điều 66 về việc hiến mô, xác cho y học, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, quyền của người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó,ý kiến đống góp cho rằng, việc sửa đổi nội dung về quyền của người khuyết tật là “được học văn hóa và học nghề” là chưa đầy đủ. Họ cũng có đầy đủ quyền công dân và được Đảng, Nhà nước đối xử công bằng. Vì vậy, nên sửa thành “được học theo nhu cầu” để không giới hạn nhu cầu học tập, nghiên cứu của người khuyết tật giống như các công dân khác.
Tại Khoản 2, Điều 66 có ghi “Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục...” cần thêm một cụm từ: “xây dựng đội ngũ nhà giáo.”
Nhiều ý kiến tại hội nghị đề xuất Điều 66 cần bổ sung câu từ để thể hiện rõ hơn việc phát triển giáo dục không chỉ bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân mà tạo ra những con người có lòng yêu nước, có niềm tự hào dân tộc; đồng thời đề nghị cần có một buổi hội thảo để góp ý riêng cho 2 điều trên...
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng khẳng định: Việc tổ chức lấy ý kiến về các quy định của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhằm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, để tham mưu, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; trong đó, các quy định về giáo dục, đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân đối với việc sửa đổi Hiến pháp và thi hành Hiến pháp. Việc triển khai lấy ý kiến đã được Bộ Giáo dục phổ biến trong toàn ngành và triển khai từ cấp cơ sở, cấp trường, cấp Sở và các cục, vụ của Bộ./.
Ngọc Anh (TTXVN)