Theo Chỉ thị số 3398/CT-BGĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận vừa ký, điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ giáo viên, học sinh vùng sâu vùng xa, miền núi hải đảo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.
Theo đó, nhiệm vụ chung của các cấp học là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực."
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải, phù hợp mục tiêu giáo dục; tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên; tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, dạy và học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; quan tâm đặc biệt đối với học sinh các dân tộc rất ít người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục; tập trung thanh tra chuyên đề, thanh tra chuyên môn; tăng cường thanh tra các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.
Riêng giáo dục mầm non sẽ củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Giáo dục phổ thông sẽ điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm khắc phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đẩy mạnh triển khai đánh giá ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trong năm học mới, toàn ngành tập trung củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Về giáo dục chuyên nghiệp sẽ thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng yêu cầu trong năm học mới, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; đồng thời tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường./.
Theo đó, nhiệm vụ chung của các cấp học là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh; đẩy mạnh Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực."
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá ở giáo dục phổ thông theo hướng giảm tải, phù hợp mục tiêu giáo dục; tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên; tiếp tục khảo sát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh, đặc biệt đối với học sinh bán trú ở vùng dân tộc, miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.
Tổ chức triển khai có hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt, dạy và học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; quan tâm đặc biệt đối với học sinh các dân tộc rất ít người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục; tập trung thanh tra chuyên đề, thanh tra chuyên môn; tăng cường thanh tra các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập và cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài.
Riêng giáo dục mầm non sẽ củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, đạt 25% trẻ độ tuổi nhà trẻ và 85% trẻ ở độ tuổi mẫu giáo.
Giáo dục phổ thông sẽ điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; điều chỉnh để từng bước hoàn thiện việc tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhằm khắc phục những bất cập trong những năm qua; triển khai tự đánh giá, đẩy mạnh triển khai đánh giá ngoài các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trong năm học mới, toàn ngành tập trung củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Về giáo dục chuyên nghiệp sẽ thực hiện phân luồng và tăng quy mô, chất lượng, hiệu quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; triển khai thực hiện các giải pháp để phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.
Ngoài ra, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng yêu cầu trong năm học mới, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; đồng thời tăng cường kiểm tra các hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường./.
PV (TTXVN/Vietnam+)