Bộ xương cổ nhất của loài người có 4,4 triệu năm tuổi

Việc phát hiện bộ xương cổ nhất của loài người, có niên đại 4,4 triệu năm, tại Ethiopia là bước đột phá khoa học kỳ vĩ nhất năm 2009.
Tạp chí Khoa học nổi tiếng của Mỹ trong số đặc biệt ngày 17/12  đánh giá việc các nhà khoa học quốc tế phát hiện một bộ xương có niên đại 4,4 triệu năm tại Ethiopia là bước đột phá khoa học kỳ vĩ nhất trong năm 2009.

Đây là di chỉ khảo cổ về tổ tiên xa xưa nhất của loài người.

Bộ xương Ardi, một con khỉ cái không có đuôi, nhiều lông, cao khoảng 1.2 mét, được cho là tổ tiên của con người cách đây 4 triệu năm HTML clipboard , trước loài Lucy nổi tiếng 1 triệu năm. HTML clipboard

HTML clipboard Hóa thạch được phát hiện trong sa mạc Afar của Ethiopia khắc nghiệt tại khu vực Aramis ở vùng Trung Awash, chỉ cách 74km từ nơi hóa thạch Lucy được tìm thấy vào năm 1974.

Bộ xương mà các nhà khảo cổ tìm được tương đối hoàn chỉnh, bao gồm đầu, tay, chân và một số bộ phận quan trọng khác vẫn còn nguyên.

Phát hiện đầy đủ đầu tiên về loài sinh vật có họ người Ardipithecus này được xếp vào danh sách 10 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong năm, cùng với việc phát hiện nước trên mặt trăng hay việc sử dụng các mảnh nguyên tử cácbon siêu mỏng trong thiết bị điện tử thí nghiệm./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục