Nơi em sinh ra và lớn lên, số người học chưa quá phổ thông còn rất nhiều, vậy mà bỗng nhiên có người thi đỗ một lúc hai trường đại học. Cả bản làng ai cũng bảo đó là một điều kỳ diệu, nhưng với cậu tân sinh viên Đại học Luật Hà Nội Hoàng Văn Nguyễn thì đó là hành trình gian khó đầy chông gai…
Nhập học mà câu hỏi canh cánh trong lòng: "Bốn năm học đại học sắp tới sẽ tốn bao nhiêu con trâu, con lợn?"
Mỗi lần đi thi vét sạch cả nhà
Hoàng Văn Nguyễn sinh ra và lớn lên tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, từ làng em ở đến thị xã cũng ngót ngét hơn trăm cây số. Quê của em còn rất nghèo, nghèo đến mức mà cho đến bây giờ cả làng vẫn còn sống trong cảnh tù mù của chiếc đèn dầu vì điện lưới quốc gia chưa kéo được tới đó.
Sống ở một nơi nghèo khó, gia đình của Nguyễn thậm chí còn thuộc diện khó khăn nhất vùng vì người cha bị đau ốm liên miên. “Mẹ em một mình nuôi gia đình, sau mỗi vụ thu hoạch ngô hay bán được con lợn, có tiền lại đưa bố lên Hà Nội chưa bệnh,” Nguyễn tâm sự.
Kinh tế khó khăn nên những đứa trẻ nơi đây ngay từ nhỏ đã phải phụ giúp cha mẹ làm việc đồng áng. Cũng chính vì thế mà số người học hết cấp 2 đã ít chứ chưa nói gì đến tốt nghiệp cấp 3.
Ngày Hoàng Văn Nguyễn đi học cấp 3, cả bản làng ai cũng mừng vui vì đã có một người con được đi học ở trên thị xã. Ngày Nguyễn đi học cũng là ngày người em trai của em phải nghỉ học ở nhà trông coi ruộng vườn.
Vì là dân tộc thiểu số nên Nguyễn theo học tại trường dân tộc nội trú của tỉnh Cao Bằng. “Ngày em lên trường mới biết điện là thế nào, rồi được xem tivi, ngồi quạt gió… đối với em tất cả đều là mới hết.”
Tuy chỉ học ở trường tỉnh nhưng cả năm Nguyễn chỉ về thăm gia đình 2 lần trong dịp nghỉ hè và Tết vì “nhà cách trường hơn trăm cây số, phải có tiền đi ôtô về xã rồi phải đi bộ gần một ngày mới tới nhà được nên em cũng ít khi về nhà…”
Học tại trường dân tộc nội trú, mọi chi phí ăn học đều được đài thọ, Nguyễn là một trong số ít những học sinh được đi thi học sinh giỏi cả hai khối tự nhiên và xã hội. “Mỗi kỳ đi thi học sinh giỏi em đều cố gắng giành được giải để có tiền thưởng gửi về cho mẹ mua thuốc cho bố…”
Tốt nghiệp cấp 3, bạn bè cũng lớp đều đi lên thành phố ôn luyện, vì không có tiền nên Nguyễn phải trở về gia đình chờ đến ngày đi thi. “Em về nhà tự ôn lấy, chủ yếu là học ban ngày lúc đi chăn trâu vì còn có ánh sáng chứ tối học bằng đèn dầu rất khó nhìn…”
Lúc xách tay nải đi thi, nhìn trong nhà không còn thứ gì để bán, mẹ của Nguyễn đã phải ngậm ngùi gọi người bán con trâu duy nhất để lấy tiền cho con lên đường.
Nguyễn dự thi khối A tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thi khối C vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Sau một tháng Nguyễn trở về nhà chờ kết quả, cả hai trường đều gửi giấy gọi em nhập học. Thậm chí, số điểm thi khối C của em đạt tới 24,5 điểm, là thí sinh có số điểm cao thứ hai của tỉnh Cao Bằng chỉ sau một bạn thi khối A đạt được 26,5 điểm.
Gian nan con đường tới trường
Cầm trên tay hai tờ giấy báo nhập học, Nguyễn mừng ít lo nhiều vì “em sợ bố mẹ không có tiền cho em đi học, nhà có mỗi con trâu cũng đã bán rồi…”
Số tiền bán trâu được hơn 7 triệu đồng, sau khi chi tiêu cho hai lần đi thi, Nguyễn còn lại 4 triệu. Em quyết định chọn học tại Trường Đại học Luật Hà Nội nên ngày đi nhập học mẹ Nguyễn phải bán thêm đôi lợn để có thêm chi phí.
Thật may mắn cho Nguyễn khi em được vào danh sách nhận học bổng của VNPT Cao Bằng nằm trong chương trình “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức. Cùng với Nguyễn còn có 100 bạn tân sinh viên của Cao Bằng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận học bổng này.
“Học bổng của VNPT được 1 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng với em nó rất có ý nghĩa vì đỡ được khoản đóng góp để vào ở ký túc xá, tiền mẹ cho em chỉ đủ nộp khoản học phí và nhiều khoản đóng góp khác…”
Gặp Nguyễn trong buổi trao học bổng của VNPT, tôi thật cảm phục với ý chí của cậu học sinh nghèo. Đứng giữa 100 bạn cùng nhận học bổng, Nguyễn thật nhỏ bé nhưng nghị lực và thành tích học tập của em thật đáng nể.
Tuy nhiên, con đường trước mặt của tân sinh viên Hoàng Văn Nguyễn còn lắm chông gai vì bốn năm theo học đại học ngoài Hà Nội, một thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ, thực sự chưa thể tính được là bao nhiêu con trâu, bao nhiêu con lợn... trong khi bệnh của bố theo thời gian ngày càng nặng và đôi vai gầy yếu của mẹ đang còng xuống mỗi ngày vì gánh nặng mưu sinh của gia đình.
Cố ghìm hàng nước mắt khỏi lăn dài trên má, Nguyễn nói: “Ngày em đi nhập trường mẹ vừa khóc vừa động viên em cố gắng học hành thành tài. Em cũng chỉ biết cố gắng học thật giỏi để không phụ công mẹ đã vất vả và kiếm việc làm thêm để đỡ cho mẹ một khoản…,” giọng cậu bé ngắt nhẹ, nghẹn lại trong cổ./.
Nhập học mà câu hỏi canh cánh trong lòng: "Bốn năm học đại học sắp tới sẽ tốn bao nhiêu con trâu, con lợn?"
Mỗi lần đi thi vét sạch cả nhà
Hoàng Văn Nguyễn sinh ra và lớn lên tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, từ làng em ở đến thị xã cũng ngót ngét hơn trăm cây số. Quê của em còn rất nghèo, nghèo đến mức mà cho đến bây giờ cả làng vẫn còn sống trong cảnh tù mù của chiếc đèn dầu vì điện lưới quốc gia chưa kéo được tới đó.
Sống ở một nơi nghèo khó, gia đình của Nguyễn thậm chí còn thuộc diện khó khăn nhất vùng vì người cha bị đau ốm liên miên. “Mẹ em một mình nuôi gia đình, sau mỗi vụ thu hoạch ngô hay bán được con lợn, có tiền lại đưa bố lên Hà Nội chưa bệnh,” Nguyễn tâm sự.
Kinh tế khó khăn nên những đứa trẻ nơi đây ngay từ nhỏ đã phải phụ giúp cha mẹ làm việc đồng áng. Cũng chính vì thế mà số người học hết cấp 2 đã ít chứ chưa nói gì đến tốt nghiệp cấp 3.
Ngày Hoàng Văn Nguyễn đi học cấp 3, cả bản làng ai cũng mừng vui vì đã có một người con được đi học ở trên thị xã. Ngày Nguyễn đi học cũng là ngày người em trai của em phải nghỉ học ở nhà trông coi ruộng vườn.
Vì là dân tộc thiểu số nên Nguyễn theo học tại trường dân tộc nội trú của tỉnh Cao Bằng. “Ngày em lên trường mới biết điện là thế nào, rồi được xem tivi, ngồi quạt gió… đối với em tất cả đều là mới hết.”
Tuy chỉ học ở trường tỉnh nhưng cả năm Nguyễn chỉ về thăm gia đình 2 lần trong dịp nghỉ hè và Tết vì “nhà cách trường hơn trăm cây số, phải có tiền đi ôtô về xã rồi phải đi bộ gần một ngày mới tới nhà được nên em cũng ít khi về nhà…”
Học tại trường dân tộc nội trú, mọi chi phí ăn học đều được đài thọ, Nguyễn là một trong số ít những học sinh được đi thi học sinh giỏi cả hai khối tự nhiên và xã hội. “Mỗi kỳ đi thi học sinh giỏi em đều cố gắng giành được giải để có tiền thưởng gửi về cho mẹ mua thuốc cho bố…”
Tốt nghiệp cấp 3, bạn bè cũng lớp đều đi lên thành phố ôn luyện, vì không có tiền nên Nguyễn phải trở về gia đình chờ đến ngày đi thi. “Em về nhà tự ôn lấy, chủ yếu là học ban ngày lúc đi chăn trâu vì còn có ánh sáng chứ tối học bằng đèn dầu rất khó nhìn…”
Lúc xách tay nải đi thi, nhìn trong nhà không còn thứ gì để bán, mẹ của Nguyễn đã phải ngậm ngùi gọi người bán con trâu duy nhất để lấy tiền cho con lên đường.
Nguyễn dự thi khối A tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thi khối C vào Trường Đại học Luật Hà Nội. Sau một tháng Nguyễn trở về nhà chờ kết quả, cả hai trường đều gửi giấy gọi em nhập học. Thậm chí, số điểm thi khối C của em đạt tới 24,5 điểm, là thí sinh có số điểm cao thứ hai của tỉnh Cao Bằng chỉ sau một bạn thi khối A đạt được 26,5 điểm.
Gian nan con đường tới trường
Cầm trên tay hai tờ giấy báo nhập học, Nguyễn mừng ít lo nhiều vì “em sợ bố mẹ không có tiền cho em đi học, nhà có mỗi con trâu cũng đã bán rồi…”
Số tiền bán trâu được hơn 7 triệu đồng, sau khi chi tiêu cho hai lần đi thi, Nguyễn còn lại 4 triệu. Em quyết định chọn học tại Trường Đại học Luật Hà Nội nên ngày đi nhập học mẹ Nguyễn phải bán thêm đôi lợn để có thêm chi phí.
Thật may mắn cho Nguyễn khi em được vào danh sách nhận học bổng của VNPT Cao Bằng nằm trong chương trình “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức. Cùng với Nguyễn còn có 100 bạn tân sinh viên của Cao Bằng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhận học bổng này.
“Học bổng của VNPT được 1 triệu đồng, tuy không nhiều nhưng với em nó rất có ý nghĩa vì đỡ được khoản đóng góp để vào ở ký túc xá, tiền mẹ cho em chỉ đủ nộp khoản học phí và nhiều khoản đóng góp khác…”
Gặp Nguyễn trong buổi trao học bổng của VNPT, tôi thật cảm phục với ý chí của cậu học sinh nghèo. Đứng giữa 100 bạn cùng nhận học bổng, Nguyễn thật nhỏ bé nhưng nghị lực và thành tích học tập của em thật đáng nể.
Tuy nhiên, con đường trước mặt của tân sinh viên Hoàng Văn Nguyễn còn lắm chông gai vì bốn năm theo học đại học ngoài Hà Nội, một thành phố có mức sinh hoạt đắt đỏ, thực sự chưa thể tính được là bao nhiêu con trâu, bao nhiêu con lợn... trong khi bệnh của bố theo thời gian ngày càng nặng và đôi vai gầy yếu của mẹ đang còng xuống mỗi ngày vì gánh nặng mưu sinh của gia đình.
Cố ghìm hàng nước mắt khỏi lăn dài trên má, Nguyễn nói: “Ngày em đi nhập trường mẹ vừa khóc vừa động viên em cố gắng học hành thành tài. Em cũng chỉ biết cố gắng học thật giỏi để không phụ công mẹ đã vất vả và kiếm việc làm thêm để đỡ cho mẹ một khoản…,” giọng cậu bé ngắt nhẹ, nghẹn lại trong cổ./.
Học bổng Khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tài trợ. Sau 3 năm tổ chức liên tiếp (2006 – 2008), chương trình đã trao được tổng cộng 6.000 suất học bổng với tổng trị giá 3 tỷ đồng đến 6.000 em học sinh ở hầu khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc. |
Ngọc Cương (Vietnam+)