Bóng đá bãi biển lần đầu lên chuyên nghiệp

Môn bóng đá bãi biển lần đầu tiên được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thành một giải đấu toàn quốc, sẽ diễn ra tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 30/5 đến 4/6 tới.

Môn bóng đá bãi biển lần đầu tiên được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức thành một giải đấu toàn quốc, sẽ diễn ra tại thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 30/5 đến 4/6 tới.

Giải năm 2009 thu hút sự tham dự của 8 đội bóng: Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và Phú Yên, với mục đích thúc đẩy phong trào luyện tập và thi đấu môn bóng đá bãi biển trong cả nước, đồng thời qua đó đưa bóng đá bãi biển Việt Nam dần tiếp cận đấu trường khu vực cũng như châu lục.

Các đội được chia thành hai bảng A và B, thi đấu vòng tròn một lượt ở mỗi bảng để tính điểm xếp hạng, chọn hai đội xếp nhất, nhì mỗi bảng vào thi đấu bán kết. Hai đội thắng tại bán kết được thi đấu chung kết. Hai đội thua xếp đồng hạng ba.

Trong một trận đấu, nếu sau thời gian thi đấu chính thức, hai đội có tỷ số hòa sẽ thi đá luân lưu 9m để xác định đội thắng.

Ban Tổ chức trao giải thưởng cho đội vô địch gồm Cúp, bảng danh vị và 25 triệu đồng. Đội nhì được nhận 15 triệu đồng. Hai đội xếp đồng hạng ba nhận 7 triệu đồng. Hai danh hiệu cá nhân, gồm "Cầu thủ xuất sắc nhất" và "Vua phá lưới" của giải đều được thưởng 2 triệu đồng.

Theo ông Trương Hải Tùng, Trưởng phòng tạo nguồn nhân lực - bóng đá nữ - futsal - bóng đá phong trào của VFF, thì sự ưu đãi về địa lý, với bãi biển trải dài từ Bắc đến Nam, cộng thêm những đòi hỏi không quá cao về kinh phí tổ chức cũng như cơ sở vật chất, điều kiện sân bãi nên việc khơi dậy tiềm năng phát triển của môn bóng đá bãi biển tại Việt Nam là rất có triển vọng.

"Trong năm nay, Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á đã chính thức đưa bóng đá bãi biển vào hệ thống thi đấu của khu vực theo tour 4 nước là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, vì vậy việc VFF tổ chức giải bóng đá bãi biển toàn quốc lần thứ nhất là rất phù hợp cho sự chuẩn bị lực lượng của đội tuyển bóng đá bãi biển Việt Nam tham dự giải đấu này, đồng thời hướng tới Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 2, năm 2011," ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Tùng cho biết thêm, phòng bóng đá nữ - futsal - bóng đá phong trào đã phối hợp với phòng tổ chức thi đấu soạn thảo điều lệ giải dựa trên điều lệ bóng đá bãi biển của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) ban hành năm 2006, đề xuất với Tổng cục Thể dục Thể thao cho phép ban hành Luật bóng đá bãi biển, kịp phổ biến đến các địa phương có đội tham dự giải. Những người "cầm cân nảy mực" cũng sẽ được hội đồng trọng tài quốc gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn tại Nha Trang từ ngày 27 đến 28/5 tới./.
 

Một số thông tin về giải đấu:

1. Sân thi đấu: Bề mặt sân thi đấu được làm bằng cát, phẳng và không có sỏi, đá, vỏ sò và các vật khác có thể gây chấn thương cho cầu thủ.
2. Kích thước: Chiều dài sân từ 35 m đến 37 m. Chiều rộng sân từ 26 m đến 28m.
3. Cầu môn: Khoảng cách giữa các cột cầu môn (tính từ mép trong của các các cột cầu môn) là 5,5m và khoảng cách từ mép dưới của xà ngang xuống đất là 2,2m. Cột dọc và xà ngang phải được sơn màu tương phản với màu cát. Lưới được làm bằng sợi gai, sợi đay hoặc ni lông.
4. Bóng thi đấu: Bóng chính thức sử dụng cho giải phải được FIFA chấp thuận, có mang dấu "FIFA Approved" (FIFA cho phép) hoặc "FIFA Inspected" (FIFA đã kiểm tra) hoặc "International Matchball Standard" (Bóng thi đấu tiêu chuẩn quốc tế).
5. Số lượng cầu thủ: Một trận đấu sẽ có hai đội thi đấu, mỗi đội bao gồm không quá 5 cầu thủ, một trong số họ là thủ môn. Số lượng cầu thủ thay thế tối đa là 5 cầu thủ. Các lượt thay thế trong một trận đấu là không có giới hạn. Một cầu thủ đã được thay thế có thể trở lại sân thi đấu để thay thế cho một cầu thủ khác.
6. Trọng tài: Mỗi trận đấu sẽ do hai trọng tài điều khiển và có toàn quyền quyết định các vấn đề về luật thi đấu từ thời điểm bắt đầu trận đấu cho tới khi kết thúc trận đấu.
7. Thời gian: Trận đấu sẽ được chia ra làm 3 hiệp mỗi hiệp kéo dài 12 phút. Sẽ có 3 phút nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu. Nếu sau khi kết thúc thời gian đá chính, tỉ số vẫn là hoà thì sẽ đá hiệp phụ trong vòng ba phút. Nếu sau ba phút hiệp phụ vẫn không có bàn thắng nào được ghi, sẽ áp dụng đá luân lưu...

(Trích Luật bóng đá bãi biển) 

Một số thông tin về giải đấu:

1. Sân thi đấu: Bề mặt sân thi đấu được làm bằng cát, phẳng và không có sỏi, đá, vỏ sò và các vật khác có thể gây chấn thương cho cầu thủ.
2. Kích thước: Chiều dài sân từ 35 m đến 37 m. Chiều rộng sân từ 26 m đến 28m.
3. Cầu môn: Khoảng cách giữa các cột cầu môn (tính từ mép trong của các các cột cầu môn) là 5,5m và khoảng cách từ mép dưới của xà ngang xuống đất là 2,2m. Cột dọc và xà ngang phải được sơn màu tương phản với màu cát. Lưới được làm bằng sợi gai, sợi đay hoặc ni lông.
4. Bóng thi đấu: Bóng chính thức sử dụng cho giải phải được FIFA chấp thuận, có mang dấu "FIFA Approved" (FIFA cho phép) hoặc "FIFA Inspected" (FIFA đã kiểm tra) hoặc "International Matchball Standard" (Bóng thi đấu tiêu chuẩn quốc tế).
5. Số lượng cầu thủ: Một trận đấu sẽ có hai đội thi đấu, mỗi đội bao gồm không quá 5 cầu thủ, một trong số họ là thủ môn. Số lượng cầu thủ thay thế tối đa là 5 cầu thủ. Các lượt thay thế trong một trận đấu là không có giới hạn. Một cầu thủ đã được thay thế có thể trở lại sân thi đấu để thay thế cho một cầu thủ khác.
6. Trọng tài: Mỗi trận đấu sẽ do hai trọng tài điều khiển và có toàn quyền quyết định các vấn đề về luật thi đấu từ thời điểm bắt đầu trận đấu cho tới khi kết thúc trận đấu.
7. Thời gian: Trận đấu sẽ được chia ra làm 3 hiệp mỗi hiệp kéo dài 12 phút. Sẽ có 3 phút nghỉ giải lao giữa các hiệp đấu. Nếu sau khi kết thúc thời gian đá chính, tỉ số vẫn là hoà thì sẽ đá hiệp phụ trong vòng ba phút. Nếu sau ba phút hiệp phụ vẫn không có bàn thắng nào được ghi, sẽ áp dụng đá luân lưu...

(Trích Luật bóng đá bãi biển) 


PV (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục