Sau hai năm thai nghén, vào ngày 15/12 tới đây nghệ sỹ Lê Huy Hoàng sẽ ra mắt công chúng Thủ đô triển lãm sắp đặt có tên gọi “Bức tường.”
Dự án do nghệ sỹ hợp tác với Quỹ văn hóa Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch thực hiện sẽ trưng bày tại Viện Goethe Hà Nội tới hết ngày 07/01/2013.
Lê Huy Hoàng chia sẻ, khởi đầu của dự án chỉ là lấy ý tưởng từ nạn diệt chủng tại Campuchia mà chế độ Pol Pot đã gây ra cho nhân dân nước này, trong đó có cả gia đình anh và một số người dân Việt Nam. Câu chuyện ban đầu chỉ mang tính cá nhân và gói gọn trong một đất nước vừa đi qua điều đau thương đó.
“Sau này tôi nghiên cứu sâu hơn, dựa vào thực tế lịch sử và thực tại trên thế giới, thấy rất nhiều nơi cũng tồn tạị những nỗi đau tương tự và tôi đã phát triển tác phẩm mang ý nghĩa toàn cầu hơn,” nghệ sỹ sắp đặt tuổi 45 nói.
Trong lịch sử loài người có rất nhiều bức tường đã được dựng lên rồi lại bị phá bỏ. Trên đó hằn sâu dấu vết của máu và nỗi buồn nhân loại. Không chỉ có những bức tường bằng thép và bê tông, mà còn cả những bức tường ảo như những định kiến, phân biệt hay như sự thiếu hiểu biết tồn tại trong xã hội.
Ngay cuộc sống của nghệ sỹ Lê Huy Hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng của chế độ Pol Pot tại biên giới Campuchia. Từ đó, anh đã chuyển tải đề tài này vào nghệ thuật của mình.
Lần đầu tiên, Viện Goethe trưng bày dự án nghệ thuật “Bức tường” của Lê Huy Hoàng như một thông điệp về sự vô nghĩa và tàn bạo của chiến tranh…/.
Dự án do nghệ sỹ hợp tác với Quỹ văn hóa Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch thực hiện sẽ trưng bày tại Viện Goethe Hà Nội tới hết ngày 07/01/2013.
Lê Huy Hoàng chia sẻ, khởi đầu của dự án chỉ là lấy ý tưởng từ nạn diệt chủng tại Campuchia mà chế độ Pol Pot đã gây ra cho nhân dân nước này, trong đó có cả gia đình anh và một số người dân Việt Nam. Câu chuyện ban đầu chỉ mang tính cá nhân và gói gọn trong một đất nước vừa đi qua điều đau thương đó.
“Sau này tôi nghiên cứu sâu hơn, dựa vào thực tế lịch sử và thực tại trên thế giới, thấy rất nhiều nơi cũng tồn tạị những nỗi đau tương tự và tôi đã phát triển tác phẩm mang ý nghĩa toàn cầu hơn,” nghệ sỹ sắp đặt tuổi 45 nói.
Trong lịch sử loài người có rất nhiều bức tường đã được dựng lên rồi lại bị phá bỏ. Trên đó hằn sâu dấu vết của máu và nỗi buồn nhân loại. Không chỉ có những bức tường bằng thép và bê tông, mà còn cả những bức tường ảo như những định kiến, phân biệt hay như sự thiếu hiểu biết tồn tại trong xã hội.
Ngay cuộc sống của nghệ sỹ Lê Huy Hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi nạn diệt chủng của chế độ Pol Pot tại biên giới Campuchia. Từ đó, anh đã chuyển tải đề tài này vào nghệ thuật của mình.
Lần đầu tiên, Viện Goethe trưng bày dự án nghệ thuật “Bức tường” của Lê Huy Hoàng như một thông điệp về sự vô nghĩa và tàn bạo của chiến tranh…/.
X.Mai (Vietnam+)