Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tình trạng buôn lậu trong tháng Bảy vẫn diễn biến phức tạp. Các mặt hàng buôn lậu tập trung nhiều ở nhóm hàng tiêu dùng như rượu ngoại, bia, thuốc lá, đường…
Đặc biệt, thời gian qua có thời điểm giá đường trong nước cao hơn giá khu vực từ 20.000-25.000 đồng/bao/50kg nên tại khu vực Bắc Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang, các đối tượng buôn lậu đã dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác đường kính nhập lậu thành đường Việt Nam. Chúng sử dụng xe gắn máy, ôtô tải để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Chỉ tính riêng trong tháng Bảy, các đơn vị trong toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ trên 16.554kg đường nhập lậu.
Bên cạnh đó, hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là đồ chơi bạo lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ có chiều hướng gia tăng. Trong tháng, các đơn vị đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 9 vụ vận chuyển trái phép mặt hàng này với tang vật gồm 9.448 khẩu súng nhựa, kiếm nhựa; một vụ mua bán trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ gồm hai côn sắt, 17 bình xịt hơi cay, 9 lọ thuốc nước (nghi là thuốc kích dục), ba thanh đao, một khẩu súng bắn đạn nhựa, 15 dùi cui điện và 45 gậy sắt.
Theo Tổng cục Hải quan, nhóm đối tượng trọng điểm có nguy cơ cao được xác định gồm các đối tượng là cư dân biên giới không việc làm ổn định, thông thạo ngôn ngữ, địa bàn, có quan hệ với các đối tượng buôn bán người nước ngoài.
Ngoài ra, các đối tượng người Lào, người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài, người nước ngoài có tiền án, tiền sự thường xuyên qua lại biên giới; người nghiện ma túy, thanh thiếu niên hư hỏng, thất nghiệp có nhu cầu tiêu xài phung phí cũng là đối tượng cần được chú ý.
Nhóm đối tượng trọng điểm còn tập trung vào một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh loại hình kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu; các cá nhân doanh nghiệp từng bị phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan; lái xe hoặc chủ xe tải, xe khách thường xuyên qua lại các cửa khẩu.
Trước thực tế này, để tăng cường các hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới từ nay đến cuối năm, ngành Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Cục Hải quan địa phương đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, từng bước xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hệ thống thông tin trao đổi với các bộ, ngành để có biện pháp chống buôn lậu phù hợp; đồng thời thường xuyên tổ chức lực lượng nắm diễn biến tình hình các địa bàn.
Trên cơ sở các vụ việc bắt giữ đã được xử lý và tổng hợp các nguồn thông tin, cần kịp thời cảnh báo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát.
Đặc biệt, các đơn vị cần lưu ý đấu tranh với những hành vi gian lận trong khai báo Hải quan (khai báo sai về số lượng, mã hàng, xuất xứ...); lợi dụng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (phân luồng xanh); làm giả và sử dụng hồ sơ, chứng từ Hải quan giả.../.
Đặc biệt, thời gian qua có thời điểm giá đường trong nước cao hơn giá khu vực từ 20.000-25.000 đồng/bao/50kg nên tại khu vực Bắc Giang, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, An Giang, các đối tượng buôn lậu đã dùng thủ đoạn thay đổi bao bì, nhãn mác đường kính nhập lậu thành đường Việt Nam. Chúng sử dụng xe gắn máy, ôtô tải để vận chuyển vào nội địa tiêu thụ.
Chỉ tính riêng trong tháng Bảy, các đơn vị trong toàn ngành đã phát hiện, bắt giữ trên 16.554kg đường nhập lậu.
Bên cạnh đó, hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là đồ chơi bạo lực, vũ khí, công cụ hỗ trợ có chiều hướng gia tăng. Trong tháng, các đơn vị đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 9 vụ vận chuyển trái phép mặt hàng này với tang vật gồm 9.448 khẩu súng nhựa, kiếm nhựa; một vụ mua bán trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ gồm hai côn sắt, 17 bình xịt hơi cay, 9 lọ thuốc nước (nghi là thuốc kích dục), ba thanh đao, một khẩu súng bắn đạn nhựa, 15 dùi cui điện và 45 gậy sắt.
Theo Tổng cục Hải quan, nhóm đối tượng trọng điểm có nguy cơ cao được xác định gồm các đối tượng là cư dân biên giới không việc làm ổn định, thông thạo ngôn ngữ, địa bàn, có quan hệ với các đối tượng buôn bán người nước ngoài.
Ngoài ra, các đối tượng người Lào, người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài, người nước ngoài có tiền án, tiền sự thường xuyên qua lại biên giới; người nghiện ma túy, thanh thiếu niên hư hỏng, thất nghiệp có nhu cầu tiêu xài phung phí cũng là đối tượng cần được chú ý.
Nhóm đối tượng trọng điểm còn tập trung vào một số doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh loại hình kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu; các cá nhân doanh nghiệp từng bị phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan; lái xe hoặc chủ xe tải, xe khách thường xuyên qua lại các cửa khẩu.
Trước thực tế này, để tăng cường các hoạt động phòng, chống buôn lậu qua biên giới từ nay đến cuối năm, ngành Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các Cục Hải quan địa phương đẩy mạnh công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, từng bước xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, hệ thống thông tin trao đổi với các bộ, ngành để có biện pháp chống buôn lậu phù hợp; đồng thời thường xuyên tổ chức lực lượng nắm diễn biến tình hình các địa bàn.
Trên cơ sở các vụ việc bắt giữ đã được xử lý và tổng hợp các nguồn thông tin, cần kịp thời cảnh báo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm để các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát.
Đặc biệt, các đơn vị cần lưu ý đấu tranh với những hành vi gian lận trong khai báo Hải quan (khai báo sai về số lượng, mã hàng, xuất xứ...); lợi dụng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (phân luồng xanh); làm giả và sử dụng hồ sơ, chứng từ Hải quan giả.../.
Hải Yến (TTXVN)