Ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới có chi phí 11 triệu USD

Bác sỹ người Italy Sergio Canavero cùng đồng nghiệp người Trung Quốc là Ren Xiaoping đã lên kế hoạch cho ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới diễn ra vào tháng 12/2017 tại Trung Quốc.
Ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới có chi phí 11 triệu USD ảnh 1Anh Valery Spiridonov tình nguyện tham gia ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới. (Nguồn: AP)

Bác sỹ người Italy Sergio Canavero cùng đồng nghiệp người Trung Quốc là Ren Xiaoping đã lên kế hoạch cho ca phẫu thuật ghép đầu người đầu tiên trên thế giới diễn ra vào tháng 12/2017 tại Trung Quốc.

Phẫu thuật ghép đầu người đã trở thành chủ đề thu hút vào năm 2013, sau khi anh Valery Spiridonov, một người đàn ông 30 tuổi người Nga mắc phải chứng bệnh hiếm gặp Werdnig-Hoffman tự nguyện làm đối tượng thí nghiệm đầu tiên cho quy trình cấy ghép.

“Bác sỹ Canavero từng đùa rằng ca phẫu thuật sẽ là một món quà Giáng sinh, nhưng giờ thì điều đó đã thành sự thật,” Spiridonov chia sẻ.

Bác sỹ Canavero đã giải thích lý do ca phẫu thuật sẽ được tiến hành tại Trung Quốc là vì “Trung Quốc muốn giành giải Nobel. Họ muốn chứng tỏ mình là một cường quốc khoa học.”

Dự kiến, ca phẫu thuật này sẽ diễn ra tại Đại học Y Cáp Nhĩ Tân thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc với chi phí khoảng 11 triệu USD và thời gian tiến hành là 36 tiếng đồng hồ.

Người hiến xác và anh Spiridonov sẽ được cắt đầu khỏi cơ thể bằng một lưỡi dao siêu bén, sau đó đầu anh Spiridonov sẽ được gắn vào cơ thể người hiến bằng một loại keo sinh học cùng các mũi khâu.

Anh Spiridonov sẽ được đưa vào trạng thái hôn mê trong một tháng liền, và khi tỉnh lại, anh sẽ được dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch mạnh để ngăn cơ thể hiến tặng và não bộ xảy ra phản ứng đào thải lẫn nhau.

Những tranh cãi về nguồn gốc của các cơ quan nội tạng hiến tặng tại Trung Quốc đã xuất hiện từ lâu. Thậm chí, nhiều người tin rằng những tử tù là nguồn cung cấp nội tạng chính.

Mặc dù chính phủ đã hứa sẽ cấm hoạt động này, nhưng trên thực tế hành vi này không có dấu hiệu chấm dứt, và những bộ phận nội tạng nói trên vẫn được gán mác “hiến tặng” để đưa vào sử dụng./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục