Ngày 15/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm giao dịch càphê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã chính thức giới thiệu sàn giao dịch càphê Robusta kỳ hạn.
Quy cách hợp đồng kỳ hạn quy định, đối tượng giao dịch là càphê robusta loại R2B, khối lượng hợp đồng 5 tấn với giới hạn biên độ biến động giá trong ngày là +/- 4% so với giá tham chiếu, và khối lượng giao nhận tối thiểu là 4 lô (20 tấn), phẩm cấp càphê được phân làm 5 loại theo tiêu chuẩn được Cafecontrol (Công ty Giám định càphê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu) giám định.
Với việc thực hiện giao dịch kỳ hạn này, BCEC hy vọng sàn giao dịch này sẽ trở thành kênh tham chiếu chính thức cho sàn giao dịch càphê hàng đầu thế giới tại London (Anh).
Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, ngay cả khi không có sàn giao dịch kỳ hạn này, thông qua các doanh nghiệp càphê nước ngoài đặt tại Việt Nam, những nhà kinh doanh càphê lớn trên sàn London cũng đã tham chiếu được giá càphê robusta của Việt Nam.
Vấn đề quan trọng nhất là lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia giao dịch, nhất là nông dân. Muốn vậy, theo ý kiến các chuyên gia nên hạ tiêu chuẩn khối lượng hợp đồng từ 5 tấn xuống thấp hơn (chỉ khoảng 1-2 tấn), đồng thời, BCEC nên phối hợp với các nhà rang xay càphê robusta lớn trên thế giới để có thể đưa ra đưa ra tiêu chuẩn chính xác phân loại càphê, tránh thiệt hại cho cả người mua lẫn người bán.
Hoạt động từ năm 2008, hiện sàn giao dịch càphê Buôn Ma Thuột có 62 thành viên tham gia, trong đó số hộ nông dân tham gia sàn chỉ có 22 hộ. Sản lượng càphê niên vụ 2009-2010 lưu ký tại sàn giao dịch này là 1.500 tấn. Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu càphê robusta hàng đầu thế giới.
Hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép các doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn, mức mà Hiệp hội càphê, ca cao Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị. Theo đó, thời hạn mua tạm trữ sẽ bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/7/2010. Những doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ sẽ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng, kinh phí hỗ trợ được lấy từ ngân sách nhà nước./.
Quy cách hợp đồng kỳ hạn quy định, đối tượng giao dịch là càphê robusta loại R2B, khối lượng hợp đồng 5 tấn với giới hạn biên độ biến động giá trong ngày là +/- 4% so với giá tham chiếu, và khối lượng giao nhận tối thiểu là 4 lô (20 tấn), phẩm cấp càphê được phân làm 5 loại theo tiêu chuẩn được Cafecontrol (Công ty Giám định càphê và hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu) giám định.
Với việc thực hiện giao dịch kỳ hạn này, BCEC hy vọng sàn giao dịch này sẽ trở thành kênh tham chiếu chính thức cho sàn giao dịch càphê hàng đầu thế giới tại London (Anh).
Tuy nhiên theo các doanh nghiệp, ngay cả khi không có sàn giao dịch kỳ hạn này, thông qua các doanh nghiệp càphê nước ngoài đặt tại Việt Nam, những nhà kinh doanh càphê lớn trên sàn London cũng đã tham chiếu được giá càphê robusta của Việt Nam.
Vấn đề quan trọng nhất là lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia giao dịch, nhất là nông dân. Muốn vậy, theo ý kiến các chuyên gia nên hạ tiêu chuẩn khối lượng hợp đồng từ 5 tấn xuống thấp hơn (chỉ khoảng 1-2 tấn), đồng thời, BCEC nên phối hợp với các nhà rang xay càphê robusta lớn trên thế giới để có thể đưa ra đưa ra tiêu chuẩn chính xác phân loại càphê, tránh thiệt hại cho cả người mua lẫn người bán.
Hoạt động từ năm 2008, hiện sàn giao dịch càphê Buôn Ma Thuột có 62 thành viên tham gia, trong đó số hộ nông dân tham gia sàn chỉ có 22 hộ. Sản lượng càphê niên vụ 2009-2010 lưu ký tại sàn giao dịch này là 1.500 tấn. Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu càphê robusta hàng đầu thế giới.
Hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép các doanh nghiệp mua tạm trữ 200.000 tấn, mức mà Hiệp hội càphê, ca cao Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị. Theo đó, thời hạn mua tạm trữ sẽ bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/7/2010. Những doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ sẽ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 6 tháng, kinh phí hỗ trợ được lấy từ ngân sách nhà nước./.
Liên Phương (Vietnam+)