Cá trê Phú Quốc - một loài cá mới được phát hiện tại Việt Nam đã được định danh và có tên khoa học là Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen và đã được thế giới công nhận.
Bước đầu đã nhân giống cho cá sinh sản thành công ở huyện Giồng Riềng và đang hoàn thiện quy trình sinh sản, chủ động nguồn giống chất lượng để nông dân nuôi cá thương phẩm tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
Thạc sỹ Đặng Khánh Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, chủ đề tài nghiên cứu khoa học về cá trê Phú Quốc cho biết, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ hơn 200 triệu đồng để nghiên cứu đề tài khoa học về cá trê Phú Quốc và chuẩn bị báo cáo nghiệm thu vào tháng 10.
Cá trê Phú Quốc giống với cá loài C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii và C. nigricans, nhưng có thể phân biệt với các loài trên về các chỉ tiêu hình thái, đặc điểm các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau, thân dài.
Loài cá trê này sống theo khe suối nước ngọt trên đảo Phú Quốc, có đặc tính hung dữ và hoạt động nhanh nhẹn hơn nhiều so với các loài cá trê thường biết.
Cá trê suối còn được người dân Phú Quốc gọi cá trình suối và đã sinh sống, tồn tại ở hòn đảo này nhiều thập kỷ.
Hiện nay, loài cá trê này còn lại rất ít do người dân đánh bắt nhiều, trong khi khả năng sinh sản tự nhiên kém. Vì vậy, việc nhân tạo giống cá trê Phú Quốc thành công là niềm khích lệ đối nhiều hộ nông dân nuôi trồng hải sản tại huyện đảo và những địa phương khác.
Mới đây, ngày 17/9 tại huyện đảo Phú Quốc, hội thảo thực nghiệm nuôi cá trê Phú Quốc thương phẩm bằng con giống nhân tạo đã được tổ chức nhằm bảo tồn loài cá này (vì đây là loài cá đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc); đồng thời góp phần tăng thu nhập cho nông dân theo xu thế phát triển du lịch, là món ăn đặc sản mới của đảo./.
Bước đầu đã nhân giống cho cá sinh sản thành công ở huyện Giồng Riềng và đang hoàn thiện quy trình sinh sản, chủ động nguồn giống chất lượng để nông dân nuôi cá thương phẩm tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang.
Thạc sỹ Đặng Khánh Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, chủ đề tài nghiên cứu khoa học về cá trê Phú Quốc cho biết, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã hỗ trợ hơn 200 triệu đồng để nghiên cứu đề tài khoa học về cá trê Phú Quốc và chuẩn bị báo cáo nghiệm thu vào tháng 10.
Cá trê Phú Quốc giống với cá loài C. nieuhofii, C. pseudonieuhofii và C. nigricans, nhưng có thể phân biệt với các loài trên về các chỉ tiêu hình thái, đặc điểm các vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau, thân dài.
Loài cá trê này sống theo khe suối nước ngọt trên đảo Phú Quốc, có đặc tính hung dữ và hoạt động nhanh nhẹn hơn nhiều so với các loài cá trê thường biết.
Cá trê suối còn được người dân Phú Quốc gọi cá trình suối và đã sinh sống, tồn tại ở hòn đảo này nhiều thập kỷ.
Hiện nay, loài cá trê này còn lại rất ít do người dân đánh bắt nhiều, trong khi khả năng sinh sản tự nhiên kém. Vì vậy, việc nhân tạo giống cá trê Phú Quốc thành công là niềm khích lệ đối nhiều hộ nông dân nuôi trồng hải sản tại huyện đảo và những địa phương khác.
Mới đây, ngày 17/9 tại huyện đảo Phú Quốc, hội thảo thực nghiệm nuôi cá trê Phú Quốc thương phẩm bằng con giống nhân tạo đã được tổ chức nhằm bảo tồn loài cá này (vì đây là loài cá đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc); đồng thời góp phần tăng thu nhập cho nông dân theo xu thế phát triển du lịch, là món ăn đặc sản mới của đảo./.
Hoàng Vân (TTXVN/Vietnam+)